Vậy bạn đã biết Yabai là gì? Và cách dùng Yabai phù hợp nhất cho bạn chưa. Hãy cùng Mitaco tham khảo trong bài viết dưới đây.
Yabai là gì?
Yabai là từ lóng được sử dụng khá phổ biến tại Nhật Bản hiện nay. Nó được sử dụng cho hầu hết các trường hợp giao tiếp và thường đi cùng với tính từ. Bởi chúng ta dễ dàng nghe được trong đời sống và các sản phẩm văn hóa đại chúng như anime, manga hay phim ảnh.
Điểm đặc biệt, là từ lóng Yabai được dùng trong trong cả 2 trường hợp là nghĩa tiêu cực và tích cực. Ban đầu Yabai có ý nghĩa là nguy hiểm và bất ngờ, nhưng càng về sau mọi người bắt đầu sử dụng nó để đánh giá tích cực. Yabai chuyển từ nghĩa nó không tốt sang nghĩa là “Tôi đã rất ngạc nhiên và bị sốc bất ngờ“.
Yabai có ý nghĩa gì? Cách dùng Yabai phù hợp nhất
Yabai được sử dụng với ý nghĩa cụ thể như sau:
- Tình huống nguy hiểm (危ない), hay dự đoán lâm vào rắc rối, bất tiện (困ったことになる)
- Cái gì đó ngon (おいしい), vui vẻ (たのしい), việc gì đó thú vị (おもしろい), tuyệt vời (すごい)
- Ai đó, cái gì đó là đáng ngờ (あやしい)
- Cảm thấy bất ngờ (びっくりしている), lo lắng (緊張している), cảm động (感動している)
- Ai đó giỏi (上手だ), đẹp trai (かっこいい), đáng yêu (かわいい)
- Hay ngược lại, tệ (下手だ), xấu trai (かっこよくない), không đáng yêu (かわいくない)
Một số ví dụ về Yabai là gì?
- Ví dụ về nghĩ tốt
昨日見た映画、マジやばかった!
Bộ phim tôi xem hôm qua quá tuyệt luôn!
あいつ、テストで100点取ったんだって。
Cậu ta được 100 điểm bài kiểm tra luôn đấy.
それはやばい。
Thật không thể tin được.
この絵、お前が描いたの?やばっ!
Tranh này cậu vẽ à? Đỉnh vậy!
- Ví dụ về nghĩa xấu:
やばい、宿題を出すの忘れてた!
Thôi xong, tớ quên không nộp tập rồi!
あの男はやばい仕事をしてるんだ。
Người đàn ông đó đang làm công việc nguy hiểm.
先生お前のこと、めっちゃ怒ってたよ!
Cô giáo đang giận cậu lắm đấy!
マジ?やばい!
Thật á? Chết rồi!
Top từ lóng Yabai của giới trẻ Nhật Bản
あばよ - Abayo : “ Chào tạm biệt” , cách nói này không được lịch sự cho lắm.
あぶね - Abune : “Thế là rất gần!!!”.
あちいって - Achi itte : “ Đi ra chỗ khác!”.
あちかえれ - Achi kaere: “Quay trở lại đó, tránh xa ra ”.
あの - Ano : “uhm” or “xin thứ lỗi! ” hoặc đơn giản là “ở đằng kia”
あほ - Aho : “ngu dốt”, được sử dụng nhiều ở vùng Kansai (Osaka).
あそう - Ah sou : “Oh, Tôi hiểu…”.
あいつ - Aitsu : “Hắn ta ở đằng kia” hoặc “gã ta đang ở đó”.
あくまびと - Akumabito :” yêu ma “ “ quỷ quái”, H sẽ phát âm thành B khi đứng sau một nguyên âm.
あまい - Amai : “ cả tin” hay mang nghĩa ai đó thật “ dại khờ”.
あの - Ano:“ hắn ta ở đó” nhưng ý thường là “Uhmm..” hoặc “ à..”.
べつに - Betsu ni : “ không có gì “ “thật sự không có gì”.
びしょうねん - Bishounen : “ Anh chàng cơ bắp” “ Chàng trai dễ thương”.
ぼんくら - Bonkura : ”ngu si” “tối dạ”.
じゅんびはいいか? - Junbi wa ii ka?- “sẵn sàng chưa ?”
かい - Kai ?: Ngôn ngữ giao tiếp mang nghĩa “desu ka” ví dụ Nan kai =Nan desu ka?
きもい - Kimoi : viết tắt của “Kimochi warui”
きさま - Kisama : Nghĩa rất bất lịch sự, thô tục của “anata” và sẽ giúp bạn có một cuộc đánh nhau nếu bạn dùng nó ở Nhật.
むずい - Muzui: cách nói ngắn gọn của “muzukashii”.
なめるじゃない - Nameru ja nai : “ Đừng can thiệp vào chuyện của tôi !” “ Đừng đánh giá thấp tôi!”.
なんちゃって - Nanchatte : “..chỉ đùa thôi!”.
なんだけ - Nandake: sử dụng khi ai đó đề cập đến một vấn đề mà bạn có thể đã biết nhưng quên mất.
ちょうむかつく - Chouu mukatsuku Cực kỳ bực mình, tức kinh người.
ちょううける - Chouukeru Cực vui.
おかま - Okama gay, đồng tính nam .
べろんべろん - Beron beron Say ngất ngưởng.
ねみい - Nemii Buồn ngủ.
ふざけるな! - Huzakeruna Vơ va vớ vấn, dừng ngay mấy trò vớ vấn đó lại!.
やるか? - Yaruka? Muốn chơi à? chiến không? thích oánh nhau à?
わり - Wari Xin lỗi,
うっせえ! - Usssee! Lắm mồm, im lặng.
うるせー - Uruse- Lắm mồm, im lặng.
ちょっとつきあって - Chotto tsukiatte Đi với tôi 1 lúc
ってか - tteka à này, à.
てめー - teme- mày.
あけおめ - Akeome Chúc mừng năm mới.
しまった - Shimatta Toi rồi, xong rồi, nguy rồi.
ぴんぽん - Pinpon Chuẩn, đúng rồi (dùng khi câu trả lời của đối phương là đúng).
そんなことしらない - Sonnakoto shiranai. Mấy cái (vớ vẩn) đó tôi không biết.
おす - Osu Xin chào (buổi sáng).
やられた! - Yarareta! Bị chơi khăm rồi.
だまれ - Damare Im mồm.
おい! - Oi! ôi – dùng để gọi.
おひさ - Ohisa Lâu lắm không gặp.
おぼえてろ - Oboetero Nhớ đấy nhé.
かんべんしてくれ - Kanben shitekure Xin tha cho tôi.
Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Yabai là gì? Từ đó có cách dùng từ phù hợp với ngữ cảnh với tình huống giao tiếp.