Câu nói itadakimasu trước mỗi bữa ăn không phải là một phong tục quá lâu đời tại Nhật Bản. Việc này chỉ được thực hiện vào thời Meiji (1913) và chỉ được lưu truyền trong giới quý tộc.
Nguồn gốc của việc nói Itadakimasu trước mỗi bữa ăn
Sau khi Chiến tranh thứ II kết thúc, theo thời gian, Itadakimasu đã trở thành một phong tục không thể trước bữa ăn của mỗi gia đình người Nhật. Đồng thời đây cũng được coi là một trong những chuẩn mực để đánh giá đạo con người tại đây.
Chính phủ Nhật Bản bắt đầu phổ biến về việc sử dụng nó trong toàn dân, đặc biệt là dạy cho học sinh mẫu giáo đồng thanh nói Itadakimasu trước mỗi bữa ăn.
Itadakimasu có ý nghĩa là gì?
Itadakimasu - いただきます mang những ý nghĩa sau:
⇒ Cảm ơn vì bữa ăn
⇒ Xin phép được ăn cơm
⇒ Mời cả nhà dùng bữa
⇒ Cùng ăn cơm thôi
Itadakimasu còn được biết là khiêm nhường ngữ của từ Itadaku - いただくvới nghĩa gốc là "đặt lên đầu". Vào thời Trung đại, người Nhật thường giơ tay lên cao qua đầu khi nhận đặc ân của người trên ban xuống, thể hiện sự kính cẩn biết ơn.
Cách thể hiện hành động kèm theo câu nói Itadakimasu
- Các bạn ngồi ngay ngắn trước bàn và chắp hai tay lại, cúi đầu nói Itadakimasu.
- Nếu cầm đũa thì phải đặt ngang đôi đũa, kẹp ở hai ngón cái, chắp tay và nói Itadakimasu.
Không dừng lại ở việc nói, trình tự nói "Itadakimasu" cũng được người Nhật rất xem trọng. Đầu tiên, bạn cần chắp hai tay vào nhau, nói “Itadakimasu’’ và cúi đầu nhẹ nhàng để cảm ơn, sau đó mới nhấc đũa lên và bắt đầu dùng bữa.
Đây được xem là nghi thức đầy đủ trong những bữa ăn cần sự sang trọng. Còn thông thường, bạn có thể không cần cúi đầu mà có thể ăn luôn. Khi đi ăn với bạn bè và người thân thì bạn chỉ cần nói "Itadakimasu" mà không cần bước chắp tay hay cúi đầu.
Sự biết ơn khi nói Itadakimasu dành cho ai?
Theo quan niệm văn hóa Nhật Bản, mỗi bữa ăn đều là sự hy sinh của rất nhiều sinh mệnh. Nhờ vào các sinh mệnh này mà con người mới tiếp tục duy trì được sự sống. Để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với vạn vật. Mỗi người Nhật Bản, từ trẻ nhỏ cho đến người già đều phải nói Itadakimasu.
- Dành cho những người đầu bếp đã bỏ thời gian, công sức ra để nấu những món ăn ngon cho chúng ta thưởng thức.
- Dành cho những sinh vật đã hy sinh để tạo ra được bữa ăn này, từ hạt gạo, nước tương, đến rau, cá, thịt… Hơn nữa để tạo ra được những món ăn ngon trong bữa cơm hàng ngày. Vạn vật đều cần phải trải qua quá trình không hề dễ dàng để hình thành và phát triển.
- Dành lời cảm ơn tới Mẹ thiên nhiên đã ban cho chúng ta lương thực. Dành cho chính bản thân người ăn, nhắc nhở mình phải ăn hết và ăn thật ngon những đồ ăn được nấu.
- Dành cho người chủ đã mời chúng ta bữa ăn này. Khi được thiết đãi bữa ăn tại nhà của một ai đó, điều đầu tiên mà bạn cần làm trước bữa ăn chính là nói itadakimasu, đây là một hành động với ý nghĩa "cảm ơn đã thiết đãi tôi bữa ăn này, tôi sẽ kính trọng và ăn thật ngon"
Nét văn hóa trước khi ăn của người Nhật Bản
Bạn cần phải hiểu rằng, nói Itadakimasu trước mỗi bữa ăn không chỉ là một lời cảm ơn đơn thuần, đó không chỉ là một hình thức chúc ăn ngon đối với những người ngồi trong bàn ăn, mà đó còn là một sự kính cẩn lặng lẽ thông qua sự khiêm nhường của từ "itadaku" (nghĩa là "đặt lên đầu"). Trong văn hóa của Nhật Bản, hành động nâng lên đầu chính là mức độ cao nhất để dành sự quý trọng của bản thân đối với một con người, sự vật, sự việc mà bản thân tôn trọng.
Vậy tại sao mình phải thể hiện sự quý trọng của bản thân đối với bữa ăn mà mình đã bỏ tiền ra mua, hoặc đã mất công nấu nướng? Bởi vì đối với người Nhật, ăn không phải là một việc hưởng thụ, mà là sự cho đi. Có thể hiểu đơn giản rằng, bất kể thức ăn của bạn là đồ chay hay mặn thì trước khi nó trở thành món ăn, nó đã từng là một sinh mệnh sống và để duy trì sự sống cho con người, sinh mệnh đó buộc phải hy sinh. Đây chính là một vòng tuần hoàn, là sự vận động và phát triển không ngừng của thế giới.
Và nếu bạn có cơ hội học tập và làm việc tại đất nước “mặt trời mọc” hoặc được mời dùng bữa với những người bạn Nhật Bản thì đừng quên nói Itadakimasu trước mỗi bữa ăn nhé! Đây là một hành động với ý nghĩa to lớn và giúp bạn có điểm hơn trước mắt người đối diện.