Theo phép lịch sự, khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng như trên xe buýt hoặc trên tàu điện ngầm. Người già và phụ nữ có thai sẽ được nhường chỗ, nhưng chuyện đó sẽ không xảy ra ở Nhật Bản.
Người Nhật không muốn được nhường ghế do dâu
Lần đầu chứng kiến điều này, bạn không tránh khỏi hoài nghi, tại sao một đất nước vốn nổi tiếng với văn hóa ứng xử, lại bỏ qua việc nhường ghế cho người già – phép lịch sự tối thiểu mà ai cũng biết?
Không muốn bị xem là người già
Việc tìm được một chỗ ngồi trên tàu điện vào lúc đông người cũng giống như phát hiện ra một ốc đảo khi đang lang thang trên sa mạc, chẳng ai muốn từ bỏ chỗ dựa duy nhất đảm bảo cho họ 30-60 phút di chuyển trong sự thoải mái để có đủ sức khỏe đương đầu với khối công việc khổng lồ mỗi ngày. Chẳng lẽ đó là lý do mà họ "thờ ơ, vô cảm" khi nhìn thấy người già, phụ nữ có con nhỏ đứng hàng tiếng đồng hồ và không nhường chỗ cho họ?
Người Nhật không muốn được nhường ghế vì họ vốn nổi tiếng với lòng tự trọng rất cao. Họ cho rằng, hành động người khác nhường ghế cho mình không khác nào việc nhắc nhở bản thân họ đã già tới mức phải được ngồi ở ghế nhường. Điều này là sự tổn thương, đồng thời nhắc nhở họ về tuổi tác.
Giải thích về hành động ngược đời trên, Cheodamm - một blogger sống tại Nhật Bản cho biết: “Tôi đã hỏi chủ nhà của tôi - một người phụ nữ cao tuổi về những việc tôi chứng kiến ở trên tàu điện ngầm.
Bà ấy nói rằng nếu có ai nhường chỗ, bà ấy sẽ nghĩ: "Mình đã già đến mức người khác phải nhường chỗ cho ư?". Chính điều đó làm tổn thương và nhắc nhở bà ấy về tuổi già.
Người Nhật không muốn mình là gánh nặng hay làm phiền người khác
Người Nhật luôn được biết đến là dân tộc có ý thức rất cao, những người khỏe mạnh, lành lặn dù trên tàu có đang chật cứng cũng không bao giờ ngồi vào dãy ghế ưu tiên. Bởi họ biết, chỗ nào mình nên ngồi, và chỗ nào không, cộng thêm lòng tự trọng không cho phép họ thực hiện hành vi "sai trái" ấy. Vì vậy, gần như trên tàu luôn có chỗ dành cho những người thật sự cần thiết như người tàn tật, người già, phụ nữ mang thai.
Người Nhật không bao giờ muốn mình trở nên yếu đuối trước mặt người khác, nhất là người lạ. Tinh thần samurai được truyền từ đời này sang đời khác đã cho họ sự bất khuất, hiên ngang trong mọi tình huống. Bởi vậy, hành động bạn nhường ghế cho họ có thể sẽ gây tác dụng ngược so với ý định tốt đẹp ban đầu. Người được nhường ghế sẽ nghĩ rằng trong mắt bạn, họ là một kẻ yếu đuối cần được “ban phát lòng thương”.
Người Nhật vốn nổi tiếng với lòng tự trọng rất cao. Họ cho rằng, hành động người khác nhường ghế cho mình không khác nào việc nhắc nhở bản thân họ đã già tới mức phải được ngồi ở ghế nhường. Một blogger du lịch từng có thời gian dài sinh sống ở Nhật Bản, cho biết: “Một người bạn bản địa đã nói với tôi, ngay cả khi bạn có lòng tốt muốn nhường ghế, nhưng không có nghĩa họ phải chấp nhận lòng tốt của bạn. Họ đơn giản không muốn bị thương hại hay gây bất tiện cho người khác”.
Người Nhật đề cao sự bình đẳng
Hơn nữa, người Nhật vốn rất coi trọng sự bình đẳng. Ai lên tàu trước sẽ là người có ghế. Lòng tự trọng cao khiến họ không cho phép mình được người khác nhường nhịn hay đòi hỏi quyền lợi từ ai. Họ không muốn nhận thứ không thuộc về mình. Họ không thích sự ưu ái, nhường nhịn, bạn đến trước giành được chỗ, chỗ đó là của bạn, người đến sau họ sẽ đứng.
Kể cả bạn có nhã ý lịch sự muốn nhường chỗ cho một thai phụ, họ cũng sẽ lịch sự từ chối mặc dù trong lòng rất mong muốn có được chỗ ngồi mà bạn đang sở hữu. Bạn đã phải bỏ rất nhiều công sức để chiếm được chỗ ngồi ấy và người Nhật không muốn nhận đồ miễn phí, những thứ họ không phải nỗ lực để đạt được.
Khi đến Nhật nếu bạn thực sự muốn nhường ghế cho ai đó thì hãy đứng lên, giả bộ xuống ga hay chuyển xang một tuyến khác, khi đó người Nhật sẽ thoải mái ngồi xuống chứ họ sẽ không phải nghĩ ngợi việc bạn nhường ghế cho.
Hi vọng qua bài viết này bạn đã trả lời được thắc mắc Tại sao người Nhật Bản không muốn được nhường ghế. Nếu như bạn đang học tập và làm viêc tại đất nước mặt trời mọc thì nên nắm rõ cách ứng xử này để tránh những phiền toái không đáng có nhé!