Bánh gạo Nhật Bản có gì độc đáo? 

Khác với những loại tráng miệng khác, điểm độc đáo của bánh gạo Nhật là chúng rất dính. Đây là kết quả của những hạt gạo dẻo thơm ngon được người nông dân Nhật Bản chăm sóc và chọn lọc rất kỹ lưỡng. Vì vậy mỗi khi thưởng thức loại bánh này, người ta không chỉ tận hưởng món ăn mà còn thể hiện sự biết ơn đến với những người đầu bếp, người trồng lúa. Đặc biệt vào những dịp cúng Tết hoặc năm mới, mâm cúng thần linh và tổ tiên của người Nhật bắt buộc phải có bánh gạo. Lâu dần, chúng đã trở thành đặc sản và được nhiều du khách nước ngoài yêu mến như một món ăn vặt đường phố.

Bánh gạo Nhật Bản có thể được chế biến theo cách nướng, hấp, chiên hay kể cả là ăn sống. Ngoài những loại Mochi dẻo được đánh bằng tay thì người Nhật còn rất ưa chuộng món bánh gạo nướng có tên Senbei. Chúng được du nhập từ Trung Quốc vào thời nhà Đường và được làm từ nguyên liệu khoai tây hay những loại gạo tẻ rẻ tiền.

Trải nghiệm món tráng miệng bánh gạo Nhật Bản

Người ta sẽ phục vụ nước tương mặn cùng với bánh để giúp khách hàng cảm nhận được hương vị tuyệt vời nhất. Trong một vài dịp lễ quan trọng, đầu bếp còn chuẩn bị cả sốt đậu đỏ nóng hổi để ăn kèm với bánh gạo dẻo.

Khám phá các loại bánh gạo Nhật khác nhau 

Những lao động trẻ tuổi đi theo chương trình phái cử thực tập sinh kỹ năng hay đặc định thường có niềm đam mê rất lớn với nền ẩm thực và văn hóa của người Nhật Bản. Họ cũng là bộ phận người nước ngoài có đam mê tìm hiểu và khám phá những thứ mới mẻ của xứ sở hoa anh đào. Và dĩ nhiên món bánh gạo đặc sản luôn xuất hiện trên các trang báo và phim ảnh sẽ là chủ đề không thể bỏ qua. Nhờ vào hương vị, địa phương đa dạng làm ra món tráng miệng này mà người dân Nhật Bản đã tạo ra rất nhiều loại bánh gạo Nhật khác nhau.

Loại Nori

Sự kết hợp giữa bột gạo và bột rong biển Nori là một công thức vô cùng thành công của người Nhật. Không chỉ giúp gia tăng thêm độ thơm ngon của món bánh mà còn áp dụng được một món ăn truyền thống của người Châu Á vào trong đồ tráng miệng. Khi ăn người ta thường cuốn bánh gạo được nướng chung với lá Nori để tạo nên kết cấu giòn tan.

Loại Kuro Goma

Trộn lẫn bột bánh với hạt mè trước khi nướng, bánh gạo Kuro Goma sở hữu mùi thơm béo đặc trưng của mè đen. Cảm giác khi nhai bánh cũng trở nên hấp dẫn hơn khiến nó trở thành một trong ba phân khúc bánh gạo được ưa chuộng nhất.

Loại Shoyu

Cách chế biến bánh gạo Shoyu được sáng chế bởi những đầu bếp nước nhà có niềm yêu mãnh liệt với sản phẩm nước tương truyền thống Nhật Bản. Vì thế mà trước khi nướng, bánh gạo được phết một lớp nước tương đặc trưng của người Nhật để làm dậy mùi và có thêm hương vị mặn mà.

Hướng dẫn làm bánh gạo Nhật đơn giản tại nhà

Tùy vào cách thức mà bạn muốn ăn mà có thể chuẩn bị theo những cách khác nhau thế nhưng Mitaco sẽ hướng dẫn mọi người cách làm ra món bánh gạo Nhật được ăn cùng với sốt đậu đỏ trong dịp năm mới nhé!

  • Bước 1: Cho một túi bột gạo Nhật vào bát lớn và trộn đều với nước sôi. Đổ chúng ra khuôn và nướng trong lò vi sóng từ 1 đến 2 phút.
  • Bước 2: Cắt thành miếng vừa ăn rồi nướng đến độ chín yêu thích. Đảm bảo bột đã chín với màu vàng và có độ giòn nhất định.
  • Bước 3: Ngâm và đun sôi đậu đỏ cho đến khi rơi lớp vỏ đậu tách ra. Sau đó cho hỗn hợp đường, bơ đậu đỏ nấu đến khi sệt lại là dùng được.

Bánh gạo Nhật Bản và điều cần lưu ý

Đất nước Nhật Bản là một đất nước sở hữu tỷ lệ già hóa vô cùng cao và họ cũng là những người tiêu thụ bánh gạo ở mức cao nhất đặc biệt là vào thời khắc qua năm mới. Họ cho rằng việc không được ăn bánh gạo nghĩa là không thể nhận được sự may mắn cũng như sức khỏe. Tuy nhiên vì tính chất dẻo và dính của mình mà rất nhiều trường hợp đã bị mắc nghẹn dẫn đến việc qua đời. Vậy nên hãy thật cẩn thận và chia chúng thành từng miếng nhỏ trước khi ăn nhé!

Trên đây là những thông tin mới nhất về món bánh gạo Nhật Bản trứ danh. Nếu vẫn còn những điều khó hiểu khi đọc bài viết thì hãy liên hệ ngay cho Mitaco để được giải quyết nhé!