Đón năm mới như người Nhật Bản trước tết

Oosouji - Đợt tổng vệ sinh

Oosouji mang ý nghĩa là "dọn dẹp đầu xuân". Vào tuần cuối cùng của năm, cả gia đình cùng nhau tổng vệ sinh nhà cửa (đặc biệt là các ô cửa sổ) để chào đón một năm mới trong lành, sạch sẽ.

Trải nghiệm đón năm mới như người Nhật Bản

Trang trí ngày Tết

Sau khi oosouji được hoàn thành, đón năm mới như người Nhật Bản bằng cách bắt đầu trang trí ngôi nhà bằng oshogatsu-kazari, hay đồ trang trí Năm Mới. Đồ trang trí thường bao gồm kadomatsu (ba que tre và một ít lá thông), kagamimochi (bánh mochi hai tầng hoặc bánh gạo có quýt bên trên) và shimekazari (vòng hoa năm mới). 

Người ta thường tin rằng nếu bạn vội vã trang trí nhà cửa vào ngày cuối cùng của năm, một hành động được gọi là ichiya-kazari (一夜飾り), nghĩa đen là "trang trí một đêm", nó sẽ chọc giận các vị thần và do đó mang lại xui xẻo. Tốt hơn là nên trang trí trước đêm giao thừa.

Cây thông trang trí Tết truyền thống ở cổng có tên là Kadomatsu - với sự kết hợp giữa cây thông, cây trúc và hoa mai. Trong văn hóa Nhật Bản, cây thông tượng trưng cho sự trường thọ, cây trúc và hoa mai tượng trưng cho sự thịnh vượng và trường tồn.

Tương truyền, Kadomatsu còn là nơi thần Toshigami linh thiêng trong tín ngưỡng của người Nhật trú ngụ trong những ngày Tết, phù hộ cho gia chủ nhiều phước lành, mùa màng bội thu.

Nengajo - Thiệp chúc Tết

Gửi thiệp chúc Tết Nengajo là một nét văn hóa đẹp trong phong tục đón năm mới của người Nhật. Thường vào tháng Chạp, mọi người bắt đầu chuẩn bị cẩn thận những tấm thiệp để tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp.'

Theo ông Hideo Suzuki, ông đã viết hơn 200 tấm thiệp chúc Tết từ giữa tháng 12 và gửi đến bưu điện trước giao thừa 3-4 ngày. Các bưu điện ở Nhật Bản sẽ giữ tấm thiệp và chuyển đến tay người nhận vào ngày mùng 1 Tết.

Tết ở Nhật sẽ vào mùa đông nên nhiệt độ xuống rất thấp, có thể có nhiều tuyết. Do đó, nếu bạn sang Nhật Bản hoặc lưu trú tại Nhật Bản vào thời điểm này, bạn nên chuẩn bị đầy đủ quần áo ấm trước khi ra ngoài.

Toshikoshi soba và Joya no Kane

Toshikoshi - soba (Mì trường thọ): Món mì soba truyền thống được người Nhật Bản ăn vào đêm giao thừa với mong muốn cắt bỏ những điều xui xẻo. Những sợi mì thon dài, được cắt lát mỏng tượng trưng cho một cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ.

Joya no kane đề cập đến chiếc chuông lớn tại một ngôi chùa hoặc đền thờ. Người ta rung chuông vào thời khắc giao thừa, báo hiệu thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Hàng ngàn du khách đến thăm ngôi đền mỗi năm để chứng kiến ​​khoảnh khắc này.

108 hồi chuông đêm giao thừa: Nhiều ngôi chùa sẽ đánh chuông trước Tết vài phút (nghi lễ Joya no kane), thể hiện quan niệm của nhà Phật: 108 dục vọng trần gian khiến con người phải chịu biết bao đau khổ. Tiếng chuông sẽ giúp thanh lọc tâm trí và tâm hồn của mọi người trong năm tới.

Đón năm mới như người Nhật Bản trong tết

Akemashite omedetou gozaimasu

“Akemashite omedetou gozaimasu”  là lời nói chúc năm mới thường niên tại Nhật. Bên cạnh đó là truyền thống đón ánh bình minh đầu tiên của năm: Ở Nhật Bản, người ta quan niệm rằng mặt trời mọc vào ngày mùng 1 Tết mang đến nguồn năng lượng siêu nhiên. Vì vậy, người Nhật hình thành phong tục tụ tập trên những ngọn núi cao hoặc bãi biển, cùng nhau chờ mặt trời mọc và gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc.

Hatsumoude

Tức là lễ chùa, đây là nghi lễ đầu năm và được thực hiện để cầu may. Mọi người phải xếp hàng dài chờ đợi để vào chùa dự lễ đón năm mới, mua một số omikuji (vận mệnh tương lai được viết ngẫu nhiên trên những mảnh giấy tại các đền thờ Thần đạo và một số ngôi đền ở Nhật Bản) và viết ra những điều mong muốn của họ trên bảng gỗ, được gọi là ema.

Bên cạnh đó Omikuji cũng mang ý nghĩa là những điều may mắn được viết trên những dải giấy, có thể mua được tại các đền thờ hoặc đền thờ với một khoản phí nhỏ (thường là 100 yên). Điềm tốt được gọi là daikichi (大吉) và điềm xấu là kyou (凶).

Otoshidama

Otoshidama: Giống như hầu hết các nước châu Á, người Nhật mừng tuổi đầu năm để bày tỏ sự động viên, khích lệ và cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em trong dịp Tết.

Hatsuyume

Giấc mơ diễn ra từ đêm ngày Gantan đến sáng ngày 2 được gọi là "Hatsuyume".Người Nhật quan điểm rằng nằm mơ thấy gì đó sẽ báo hững điều bạn mơ thấy trong Hatsuyume được cho là dự báo tốt hay xấu trong một năm. Nếu bạn nằm mơ thấy "Ichifuji Nitaka San Nasubi" có nghĩa là "Nhất Phú Sĩ - Nhì Bàng - Ba Cà Tím" thì cả năm bạn sẽ gặp may mắn. Trong tiếng Nhật, núi Phú Sĩ đồng âm với từ “Trường thọ”, đại bàng là “Thành công” và cà tím là “Con cháu của đàn”.

Kagamibiraki

Kagami - mochi: Bánh gạo gương, hình dáng như chiếc gương tròn ngày xưa với hai chiếc bánh mochi đặt chồng lên nhau, bên trên đặt một quả quýt ⇒ Kagami tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, biểu tượng của sự may mắn trong cuộc sống tương lai. Ngày đầu năm mới của Nhật Bản.

Phong tục đón năm mới như người Nhật Bản có nhiều điều thú vị và ý nghĩa, nếu có dịp sang Nhật Bản vào đúng thời điểm năm mới, hãy trải nghiệm khoảng thời gian đặc biệt này nhé.