Là đất nước có lịch sử lâu đời, trang phục truyền thống của Nhật Bản cũng có những điểm thú vị để bạn khám phá đấy!
Trang phục truyền thống của Nhật Bản qua các thời kỳ lịch sử
Được ghi nhận lần đầu tiên vào thời Heian (794 - 1192), Kimono trong tiếng Nhật mang nghĩa “quần áo”. Ngay từ thời gian đầu, bộ y phục này đã có những màu sắc sặc sỡ với nhiều lớp áo bên trong. Thông thường có khoảng mười hai lớp áo, riêng giới hoàng tộc thì có đến mười sáu lớp.
Tới thời Kamakura (1192 – 1333), Kimono được đơn giản hóa để phù hợp với các võ sĩ (Shogun) cho nhẹ nhàng hơn. Đầu thế kỷ 17, văn hóa phương Tây bắt đầu du nhập vào Nhật Bản khiến trang phục này không còn phổ biến như trước. Vào thời gian này, thắt lưng Obi – điểm nhấn của bộ Kimono – ra đời, không những tạo sự gọn gàng mà còn đem lại tính thẩm mỹ cao. Những bộ sau đó tiếp tục được cách tân khiến trang phục đơn giản hơn nhưng vẫn giữ được hình dáng ban đầu.
Top 9 bộ trang phục truyền thống Nhật Bản
Trang phục truyền thống Nhật Bản - Kimono
Kimono (着物 hoặc きもの) là trang phục thể hiện nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản. Không chỉ đơn thuần là bộ trang phục truyền thống của Nhật Bản mà còn như một tác phẩm nghệ thuật. Kimono thường được dùng trong các lễ nghi hoặc dịp Tết.
Kimono truyền thống gồm có bốn mảnh chính: hai mảnh làm nên thân áo, hai mảnh còn lại làm thành tay áo. Ngoài ra còn có các mảnh nhỏ giúp tạo nên cổ áo và miếng lót hẹp. Trước đây người ta mặc y phục này với nhiều lớp áo khác nhau nhưng ngày nay chỉ mặc đơn giản lớp áo Kimono phủ bên ngoài và lớp áo lót.
Với sự tinh tế và cầu kỳ đặc trưng, Kimono được đánh giá là bộ trang phục truyền thống phức tạp nhất của người Nhật. Họ rất tự hào và thường mặc vào những dịp tết hoặc lễ nghi. Một số gia đình gìn giữ Kimono qua nhiều thế hệ như vật gia bảo.
Yukata
Yukata là bộ trang phục Kimono mùa hè. có chất liệu vải thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi nên được người Nhật lựa chọn nhiều.
Trang phục truyền thống Nhật Bản - Furisode
Furisode Kimono: loại đặc biệt dành riêng cho những cô gái chưa chồng. Thường được mặc khi dự đám cưới, tiệc trà hoặc dự nghi lễ trưởng thành khi tròn 20 tuổi. Trong xã hội Nhật, Furisode biểu tượng cho sự trưởng thành, sẵn sàng để kết tơ duyên vợ chồng. Chúng thường có màu sắc sặc sỡ và bắt mắt.
Houmongi
Houmongi Kimono: dành cho phụ nữ đã có chồng, lúc này họ không còn mặc Furisode nữa. Thường được mặc trong các nghi lễ trang trọng như đám cưới hoặc tiếp đón khách quý. Màu sắc cũng có phần giản dị hơn so với Furisode để phù hợp với lứa tuổi người mặc.
Trang phục cưới Uchikake
Trang phục cưới Uchikake là bộ trang phục được dùng trong tiệc cưới với ý nghĩa mang lại nhiều điều may mắn, hạnh phúc và sung túc cho cô dâu và chú rể.
Lễ phục Shiromaku
Shiromaku Kimono: đây có lẽ là loại được những cô gái thích nhất vì được sử dụng trong lễ cưới của bản thân. Thường có màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và viền đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Shiromaku là một trong những loại Kimono cầu kỳ nhất và người mặc nó phải có sự hỗ trợ của một người đi kèm mới có thể đi lại được.
Trang phục Tomesode
Tomesode Kimono: có phần trang trọng hơn so với Houmongi. Đối tượng mặc loại này cũng là phụ nữ đã kết hôn, nhưng điểm khác biệt là trong bộ trang phục có đính thêm gia huy tượng trưng cho gia tộc bên chồng. Tomesode thường có màu đen chủ đạo cùng đai Obi sáng màu.
Trang phục Kuro Mofuku
Mofuku Kimono: hình dáng đơn giản hơn so với các loại khác vì chỉ được mặc khi dự đám tang họ hàng gần. Gồm có áo lót màu trắng bên trong cùng với lớp Kimono và đai Obi màu đen tuyền bên ngoài.
Trang phục Fundoshi
Trang phục Fundoshi dành cho nam nhưng không đa dạng. Màu sắc và kiểu dáng Kimono cho nam cũng đơn giản hơn khi thường đi kèm với màu đen, xám hoặc xanh xám…
Tổng quan về trang phục Nhật Bản hiện đại
Trải qua từng thời kỳ, phong cách thời trang cũng thay đổi, cách điệu từ những điều cơ bản. Dần thay thế trang phục truyền thống thành áo sơ mi, váy, đầm, quần,...Điều này góp phần làm đa dạng thêm kho tàng trang phục của Nhật Bản.
Hướng dẫn cách mặc Kimono Nhật Bản
Để mặc kimono đúng cách và đẹp nhất bạn cần tuân thủ các bước sau:
- Bước 1: Khoác áo lên nào. Kéo 2 vạt áo về phía trước, chính giữa cơ thể và chỉnh lại cho cân đối.
- Bước 2: Đưa vạt áo phải quấn quanh hông trái trước.
- Bước 3: Đưa vạt áo trái quấn quanh hông phải (giữ đúng thứ tự vạt áo phải ở bên trong, vạt áo trái ở bên ngoài
- Bước 4: Buộc khăn lưng obi để cố định yukata.
Mong rằng với những kiến thức mà Mitaco đã đề cập trong bài viết, sẽ giúp bạn có thêm vốn kiến thức về những trang phục truyền thống của Nhật Bản. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về Nhật Bản, hãy liên hệ Mitaco chúng sẽ đồng hành cùng bạn.