Tác dụng của ngữ pháp tiếng Nhật
Hầu như hiện nay mọi người học tiếng Nhật đều để phục vụ cho việc giao tiếp. Thế nên cũng dễ hiểu khi họ chỉ rèn luyện chính hai kỹ năng nghe và nói để có thể trao đổi trong môi trường làm việc, học tập tốt hơn. Điều này lại càng đúng hơn trong trường hợp những bạn đi Nhật theo diện du học hay thực tập sinh. Suy nghĩ này vô tình làm nổi lên những lời bàn tán về tác dụng của ngữ pháp tiếng Nhật. Nhiều người thật sự cho rằng để có thể giao tiếp bình thường thì chỉ cần học qua các từ vựng là đã đủ.
Tuy nhiên đây chính là một cách nghĩ vô cùng sai lầm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến con đường nâng cao trình độ Nhật ngữ của bạn. Như mọi người đã biết, Nhật Bản là một đất nước truyền thống và rất xem trọng các cử chỉ, cách ứng xử giữa người với người. Và ngữ pháp tiếng Nhật đóng một phần quan trọng trong việc biến đổi màu sắc lời nói của bạn sao cho phù hợp với các ngữ cảnh, đối tượng khác nhau. Tuy rằng chỉ với việc học từ vựng có thể giúp bạn giao tiếp được những câu cơ bản. Thế nhưng khi trong đoạn hội thoại xuất hiện những nội dung phức tạp hay dùng các cấu trúc đảo ngữ, so sánh,... bạn chắc chắn sẽ không thể theo kịp cuộc trò chuyện.
Danh sách cấu trúc ngữ pháp Nhật ngữ trong bài thi JLPT
Tại trung tâm đào tạo Nhật Ngữ Mitaco, đối với mỗi mức độ của JLPT thì cấu trúc ngữ pháp sẽ có số lượng và độ khó khác nhau. Dựa trên số liệu khảo sát từ các bài thi Mitaco đã tổng hợp lại một số các loại sau:
Cấu trúc câu khẳng định
Đây là một trong những ngữ pháp cơ bản nhất trong bài thi JLPT. Câu khẳng định thường được sử dụng để phục vụ cho mục đích truyền đạt thông tin hay tuyên bố một sự thật nào đó. Bạn có thể xem chúng là một biến thể khác của dạng câu trần thuật để dễ ghi nhớ hơn. Ở dạng ngữ pháp này, danh từ bắt buộc phải đứng trước chủ đề hoặc chủ ngữ trong câu. Và tùy vào trường hợp mà mọi người sử dụng có thể thêm “です” vào cuối câu để tăng thêm thái độ lịch sự đến với người nghe. Lưu ý khi sử dụng câu khẳng định, trợ từ “は “ sẽ được đọc là wa.
Cấu trúc câu phủ định
Trái ngược hoàn toàn với ngữ pháp ở trên thì câu phủ định hoàn toàn dùng cho mục đích phản bác hay không đồng ý với một việc nào đó. Hơn thế nữa trong một số trường hợp chúng mang theo hàm ý phủ định tuyệt đối ý kiến của người khác trong cuộc hội thoại. Vì ai cũng có suy nghĩ riêng của mình thế nên bạn hãy thật cẩn thận khi sử dụng loại ngữ pháp này nhé! Hãy chắc chắn rằng trước khi cho rằng đối phương sai thì nên tìm hiểu độ chính xác về phát biểu của họ. Một trong dấu hiệu dễ nhận biết nhất của loại này đó chính là những từ như chưa, không, không phải,...
Cấu trúc câu hỏi “Có - Không”
Câu hỏi “Có - Không” có thể đạt được bằng cách thêm “か “ vào phần cuối của cấu trúc. Và hãy trả lời bằng “はい” và “いいえ” vào trong câu nói của bạn để thể hiện sự tôn trọng đối với người nghe. Loại này được sử dụng để khiến đối phương trả lời nhanh gọn lẹ chỉ với 2 đáp án là có hoặc không.
Ngữ pháp câu hỏi nâng cấp
Đây là dạng sử dụng những từ ngữ dùng cho câu hỏi nâng cấp hơn bằng cách kết hợp nhiều tiếng Nhật đa dạng với nhau. Bạn có thể xác định vị trí của những từ dùng để hỏi tại chỗ mà bạn muốn hỏi. Điểm đặc biệt của ngữ pháp này đó là bạn phải bắt buộc thêm trợ từ “か “ và nhấn nhá chúng khi nói với người đối diện. Đây sẽ là cách tuyệt vời giúp cho câu văn của bạn trở nên tự nhiên và có cảm xúc hơn.
Những đặc trưng cơ bản của ngữ pháp tiếng Nhật
Sau khi xem qua những cấu trúc cơ bản thì sau đây Mitaco sẽ đúc kết là những điểm đặc trưng trong ngữ pháp Nhật ngữ giúp bạn dễ nắm bắt hơn nhé!
Trong ngôn ngữ của người dân xứ sở “hoa anh đào”, động từ không được chia theo ngôi. Tiếp theo là hầu hết tất cả các danh từ sẽ không có số nhiều. Ngoài ra trong giao tiếp đời thường bạn cũng có thể lược bỏ bớt đi chủ từ và túc từ.
Hy vọng bài viết trên đây của Mitaco đã mang đến những kiến thức hữu ích về ngữ pháp tiếng Nhật cho các bạn đang tìm hiểu. Nếu có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi nào về thông tin được nêu trong đây hãy liên hệ ngay cho Mitaco để được tư vấn nhé!