Mì ramen Nhật Bản là gì?

Món mì ramen Nhật Bản truyền thống này gồm những sợi mì được làm từ lúa mì có màu vàng tươi, sợi mì nhỏ li ti khác hoàn toàn với mì Udon. Nước dùng thường được ninh từ xương lợn, xương gà hoặc cá, ăn kèm với các món như thịt lợn thái mỏng (char siu), rong biển khô (nori), măng chua (menma) và hành lá. Đặc trưng của món mì này là nước dùng được ninh từ xương heo có vị béo béo đậm đà, sợi mì to và dai.

Tổng hợp các loại mì ramen Nhật Bản phổ biến

Tare là nước dùng để tạo hương vị cho nước dùng cho mì ramen. Các món ramen phong phú với nhiều loại như: Shio ramen (ramen mặn), Tonkotsu ramen (Ramen hầm trong nước hầm xương heo),...

Mì ramen Nhật Bản cần những nguyên liệu cần dùng?

Để có một tô mì ramen Nhật Bản thì những nguyên liệu trên là không thể thiếu:

  • Sợi mì

Sợi mì ramen được làm từ bột mì, nước, muối và nước tro tàu, sợi mì ramen có thể thẳng hoặc xoắn, sợi mảnh hoặc sợi dày. Tùy theo loại nước dùng mà chọn sợi bánh phở mỏng hay dày để nước dùng thấm đều gia vị.

Mì được chia thành ba loại: mì tươi, mì khô và mì ăn liền.

  • Nước dùng

Nước dùng của mì ramen là sự hòa quyện của nước dùng dashi và tare, được hầm từ xương gà, xương lợn, cá bào, tảo bẹ, nấm trong 10 tiếng cùng các loại gia vị (tare) như Shio, Shoyu và Tare Miso.

Có rất nhiều loại nước dùng cho mì Ramen như: Shoyu - Nước tương Nhật Bản, Shio - Muối, Miso - Nước tương, Tonkotsu - Xương heo và Gyokai - Hải sản.

  • Thịt lợn

Thịt dùng trong mì ramen là thịt heo, với 3 loại chính: Chashu, Kakuni, Bacon. Trong số đó, chashu (thịt lợn xá xíu hầm trong nước tương và rượu mirin) được ưa chuộng hơn cả.

  • Trứng luộc

Không thể thiếu trong món mì ramen là nửa quả trứng luộc chín, sau đó nêm với nước tương, rượu ngọt và gọi là "Ajitsuke Tamago".

  • Đồ ăn kèm: Rau củ, chả cá.

Tổng hợp các loại mì ramen Nhật Bản phổ biến

Shoyu ramen

Shoyu trong tiếng Nhật có nghĩa là “xì dầu” nên điểm khác biệt giữa Shoyu Ramen với các loại mì khác chính là nước dùng có màu nâu nhạt và mùi thơm đặc trưng. Hương vị của shoyu ramen thường hơi mặn, nước dùng trong và ăn kèm với sợi mì xoăn mỏng.

Món mì ramen sẽ không trọn vẹn nếu thiếu những nguyên liệu sau: măng khô, hành lá, chả cá, rong biển, trứng luộc, chả lụa,...Shoyu Ramen khá nổi tiếng ở Tokyo và bạn có thể dễ dàng tìm thấy món này khi bước vào một quán mì Ramen.

Tonkotsu ramen

Mì Tonkotsu Ramen có phần nước dùng khá đặc, với màu trắng nhạt khi được hầm từ xương và mỡ heo. Vì vậy, nó có vị béo ngậy như sữa và vị ngọt từ xương.

Tonkotsu Ramen có sợi mì khá nhỏ, ăn kèm với thịt lợn, gừng đỏ ngâm chua và một số loại rau.

Tsukemen ramen

Sợi mì làm bằng tay vừa dai vừa chắc nịch, xá xíu mỏng là loại nạc dăm chỉ có chút mỡ nên mềm không quá béo ,tan trong miệng. Nhúng mì vào chén nước dùng beo béo, có vị chua nhẹ,rất vừa miệng. Mọi thứ kết hợp thật sự hoàn hảo.

Sapporo ramen

Sapporo Ramen bắt nguồn từ thành phố Sapporo - tỉnh Hokkaido. Nước dùng của Sapporo sẽ được nấu từ xương heo ninh trong nhiều giờ, tiếp sau đó cho thêm tương miso để tạo độ sánh đặc, đậm đà.

Hakata ramen

Bát mì rất đơn giản với topping là những nguyên liệu cơ bản nhất như hành, xá xíu (thịt kho hoặc thịt nướng tẩm ướp). Tùy cửa hàng sẽ khác nhau, nhưng đa số có giá khoảng 500~700 yên.

Hakata là tên một khu phố sầm uất ở tỉnh Fukuoka. Món mì này gắn liền với tên gọi nơi ra đời của nó.

Kitakata Ramen

Fukushima là một trong những nơi nổi tiếng với món mỳ này, đặc biệt là Kitakata Ramen có nguồn gốc từ thành phố Kitakata. Món mì chiếm được cảm tình của nhiều thực khách khó tính bởi nước súp ngọt thanh được ninh từ xương heo và nêm nếm bằng nước tương Shoyu.

Wakayama Ramen

Wakayama ramen thường được mô tả là ramen kiểu Tokyo phục vụ trong nước dùng Tokushima. Ở Wakayama, nó thường được gọi là chuka-soba (mì Trung Quốc). Sợi mì ở Wakayama ramen mảnh và thẳng, trong khi nước súp có thể trong và có vị nước tương (kiểu shako-mae) hoặc có thể bao gồm sự kết hợp giữa nước cốt tonkotsu và nước tương.

Sườn heo là một trong những nguyên liệu bổ sung phổ biến nhất trong mì ramen Wakayama, và món ăn này thường được phục vụ với một quả trứng lòng đỏ luộc chín thay vì trứng sống như được phục vụ với mì ramen Tokushima. Điều thú vị là mì ramen của Wakayama thường được phục vụ kèm với sushi và khi đến lúc thanh toán, khách hàng sẽ cho nhân viên biết họ đã ăn bao nhiêu món trong số những món ăn kèm này.

Onomichi Ramen

Onomichi ramen là đặc sản của thành phố cảng Onomichi thuộc tỉnh Hiroshima của Nhật Bản. Đó là một loại ramen shoyu, được nêm với nước tương và một thành phần đặc biệt: cá mòi khô gọi là niboshi.

Hakodate Ramen

Hakodate ramen là một trong ba loại ramen chính ở Hokkaido, cùng với Sapporo và Asahikawa ramen, Hakodate ramen cũng được coi là một trong những đặc sản địa phương nổi tiếng của tỉnh Hokkaido.

Shio-ramen là đặc sản của Hakodate. Nó là một loại ramen muối, đặc trưng của món ramen này là sợi mì mảnh, thẳng và nước súp trong. Ngoài ra, nó còn có rau thơm, tảo bẹ, cá ngừ và thịt gà. Súp làm từ miso.

Kurume Ramen

Tuy sợi mì mỏng hơn nhiều so với các sợi mì khác nhưng lại được làm từ bột mì cao cấp chọn lọc. Nước súp được ninh từ nước xương lợn nguyên chất. Ramen Kurume Hotomeki đặc biệt rất phù hợp khi đi kèm thịt lợn cắt lát, trứng, măng tươi và hành lá.

Kagoshima Ramen

Kagoshima ramen là một loại ramen tonkotsu được chế biến ở tỉnh Kagoshima, miền nam Nhật Bản. Nó được người dân địa phương yêu thích, nhưng không quá phổ biến ở phần còn lại của đất nước. Cơ sở của món ramen này là nước dùng tonkotsu đục làm từ xương lợn, thêm xương gà, rau, cá cơm, tảo bẹ và nấm khô để tạo thành nước dùng hỗn hợp.

Mong rằng với tất cả những thông tin về mì ramen Nhật Bản mà Mitaco đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại mì nhận được sự yêu thích của hầu hết du khách khi này.