Khái niệm hiện tượng hikikomori
Hikikomori (引きこもり) là hiện tượng con người nhốt mình trong phòng, không chịu tham gia các hoạt động xã hội và gia đình trong thời gian dài từ 6 tháng trở lên, chỉ liên lạc với người thân trong gia đình. Những người mắc hội chứng này suốt ngày chỉ ở trong phòng và online, họ chìm đắm trong thế giới ảo và hoàn toàn cách biệt với cộng đồng.
Phần lớn đối tượng hiện tượng hikikomori là thanh thiếu niên, trong khi một số ít ở độ tuổi trung niên. Theo thống kê, hiện ước tính cả nước có gần 50.000 ca mắc nhưng thực tế con số có thể lên đến hàng triệu.
Chính vì vậy đối với các phái cử kỹ năng đặc định hay du học sinh khi sang Nhật cần tránh để bạn thân trở thành nạn nhân của hiện tượng trên.
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng hikikomori
- Đây là quốc gia có hệ thống giáo dục tương đối nặng nề và máy móc, cha mẹ Nhật Bản mong muốn con cái mình thi vào những ngôi trường tốt nhất, trở thành thiên tài, có ích cho xã hội.
- Vì áp lực quá lớn, trẻ em Nhật Bản phải học và thi quá nhiều trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
- Tỷ lệ ly hôn cao, gia đình tan vỡ dẫn đến tâm lý buồn chán, tuyệt vọng.
- Người Nhật thường ca tụng và ngợi ca sự tĩnh lặng, cô tịch, một cuộc sống cô độc và ẩn dật, nếu ai phá vỡ hoặc can thiệp vào sự cô độc và tĩnh lặng đó thì cũng bị coi là trái với văn hóa truyền thống của Nhật Bản.
- Những quan niệm lạc hậu trong mỗi gia đình còn tồn tại quá nhiều như trọng nam khinh nữ hay đàn ông phải gánh vác gia đình...
Ngoài ra, Nhật Bản là đất nước hiện đại với công nghệ máy móc hàng đầu, robot dần thay thế con người khiến tình cảm con người không được trân trọng và thể hiện nhiều. Giới trẻ chỉ tập trung vào công nghệ thông tin, trò chơi điện tử trong thế giới ảo… và dần trở thành môi trường tốt cho hiện tượng hikikomori phát triển mạnh mẽ.
Đặc điểm của Hikikomori
Đối với những người bị hiện tượng hikikomori thường có những hành động khác thường, hay chán nản, không có mục tiêu, hoài bão, không định hình được hướng đi trong tương lai, dường như rơi vào tuyệt vọng. Hội chứng xuất hiện chủ yếu ở nam giới từ 13 đến 29 tuổi và những người đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội.
Dấu hiệu của những người mắc Hikikomori là bỏ học, nghỉ làm, nhốt mình trong phòng. Bệnh nhân thường từ chối mọi tiếp xúc bên ngoài, kể cả người thân trong gia đình như bố mẹ… đều không nói chuyện.
Theo nhận định từ các chuyên gia tâm lý thì hiện tượng Hikikomori vẫn có cơ hội chữa khỏi, từ đó người mắc bệnh nhanh chóng hồi phục và tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, cần sự chung tay góp sức không chỉ của gia đình, nhà trường mà của toàn xã hội.
Hikikomori là hiện tượng tiêu cực hay tích cực?
Theo thống kê, số lượng Hikikomori ở Nhật Bản đã lên tới con số hàng triệu, chính vì vậy nó đang được coi là một thảm kịch của thế giới hiện đại. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 vừa qua mặc dù làm gia tăng Hikikomori nhưng cũng có nhiều Hikikomori cho thấy họ vẫn hữu ích và có thể tự nuôi sống bản thân.
Họ tuân thủ lệnh cấm tiếp xúc để giảm nguy cơ lây nhiễm tốt hơn người bình thường, họ dành phần lớn thời gian để có thể chăm sóc và theo đuổi đam mê thay vì chạy theo guồng quay của công việc.
Họ có thể không tiếp xúc trực tiếp với mọi người, nhưng họ tìm thấy chính mình và những người khác thông qua các kết nối trực tuyến. Trên hết, họ biết cách tạo niềm vui khi ở một mình trong thời gian dài.
Tình hình hikikomori trên thế giới
Các quốc gia và vùng lãnh thổ giống hệ thống giáo dục Nhật Bản thường gây áp lực lớn cho giới trẻ. Hệ quả là có rất nhiều học sinh ở Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan... mắc chứng tự kỷ, tìm cách tách khỏi bạn bè, cha mẹ và tìm đến thế giới ảo của Internet, máy tính chơi game... Thậm chí có những hành vi vi phạm pháp luật , tự sát.
Những thanh niên phương Tây cũng phải chịu những áp lực xã hội như ở Nhật Bản hoặc bị bắt nạt có thể mắc chứng trầm cảm, tự kỷ, sống thu mình như Hikikomori.
Với những thông tin về hiện tượng hikikomori được đề cập trong bài viết, mong rằng Mitaco đã giúp các bạn có cái nhìn chính xác về xã hội từ đó không biến bản thân thành nạn nhân tiếp theo.