Bằng các phương diện lịch sử, tôn giáo, truyền thuyết và thần thoại. Hãy cùng Mitaco tìm hiểu về "cổ tích" của cái tên "Đất nước mặt trời mọc" này nhé.

Nhật Bản có những tên gọi nào?

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Nhật Bản đã được đặt cho mình một số cái tên khác nhau. Điều đặc biệt là những cái tên này không chỉ do người dân Nhật Bản đặt mà nó đóng góp bởi Trung Quốc - một quốc gia "hàng xóm" của Nhật.

Những sự thật thú vị về cái tên "Đất nước mặt trời mọc"

Đây không chỉ đơn thuần là những cái tên mà nó còn cho bạn thấy được nhiều thứ về tình trạng quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia này. Sự thơ mộng, lãng mạn của thiên nhiên quốc đảo ở Nhật Bản là một trong những chủ đề được truyền thống cổ xưa dùng để đặt tên, chúng mang hàm nghĩa như ngợi khen vẻ đẹp của quốc đảo ấy.

Chính vì thế, mà Nhật Bản được miêu tả qua cách nói sau: “Vùng đất trù phú của 1.500 mùa thu (tương đương với 1500 năm), vùng đồng bằng lau sậy phong phú “(Toyo-ashihara chiiho-aki no mizuho no kuni), “Vùng đất màu mỡ nơi lau sậy mọc um tùm bên mép nước và là nơi lúa và bốn loại ngũ cốc khác đến mùa thu hoạch” (Toyo ashihara no mizuho no kuni) hay Lối vào núi (Yamato).

Vì sao Nhật Bản có tên "Đất nước mặt trời mọc"

Vào thế kỉ thứ VII, trong giới tinh hoa chính trị Nhật Bản đã cho ra đời những cái tên mới mẻ. Mục đích chính để cho ra đời những cái tên này là để đáp lại những cách nói không mấy hay ho mà "đế chế" Trung Quốc dành cho Nhật Bản.

Điều này đã xảy ra rất lâu nhưng có lẽ bạn chưa biết, cả nước Nhật và cả người dân Nhật Bản bị người dân và đất nước Trung Hoa châm biếm, mỉa mai bằng cái tên "wa" có nghĩa là "người lùn" hoặc phục tùng ngay từ thế kỉ thứ I.

Nhằm đối đáp lại những thuật ngữ không mấy tốt đẹp của Trung Quốc mà những cái tên sau đây được ra đời bởi giới tinh hoa chính trị Nhật Bản: Đất nước hình thành mặt trời (Hi no moto), Đất nước nơi mặt trời mọc được nhìn thấy từ trên cao (Hi-takami no kuni), Đất nước nơi mặt trời ló dạng (Hi izuri tokoro).

Đến đời Hoàng đế Shotoku (574-622) thì có một cái tên khác được sử dụng lần đầu tiên, cái tên này đã hoàn toàn thay thế các cách nói trước đó và ghi dấu ấn vào lịch sử Nhật Bản.

Vào năm 608, một sự kiện được diễn ra là Hoàng đế Nhật Bản đã gửi cho Hoàng đế Trung Quốc - Yang De Sui một bức thư. Nội dung bức thư là: “Con Trời ở đất nước nơi mặt trời mọc gửi một bức thư cho Con trời ở đất nước nơi mặt trời lặn”.

Bức thư được sử dụng thuật ngữ Nihon hay Nippon để viết, đây là thuật ngữ được người dân Nhật sử dụng trong hơn 1400 năm để nói về quốc đảo này. Được ghép bởi từ kanji 日 (mặt trời) và 本 (nguồn gốc), Nihon hay Nippon có nghĩa đen là “Nguồn gốc của mặt trời” hay còn được gọi là “Đất nước mặt trời mọc”!

Từ tôn giáo đến ý nghĩa của quốc kỳ Nhật Bản

Theo quan niệm có từ xa xưa, ngôi sao mặt trời giữ một vị trí đặc biệt trong Phật giáo. Chính vì thế, nó được xem là hiện thân của Thích Ca Mâu Ni - Vị Phật lịch sử mà ta thường được nghe thấy, đã biến thành một đấng sáng chói.

Trong truyền thống Phật giáo, mọi sự tinh tú, tinh hoa và tối cao nhất đều tập trung tại vị Phật này nên ngài đã trở thành một bản thể sáng vốn có trong vũ trụ. Vị Phật chiếu sáng này trong tiếng Nhật được gọi là Dainichi Nyorai hay Mặt trời vĩ đại, đây là vị thần tối cao của giáo phái Shingon.

Ý nghĩa của Quốc kỳ Nhật Bản

Hình ảnh nổi bật nhất của Quốc kỳ có vẻ là hình ảnh "mặt trời" "nhuộm đỏ" ở trung tâm lá cờ, màu này trong tiếng Nhật gọi là beni iro (đỏ son), có đường kính cao bằng 1/5 chiều cao của lá cờ.

Tông màu nền là màu trắng thuần khiết tinh tế làm nổi bật "Mặt trời đỏ". Thiết kế của lá cờ gợi nhớ đến sự kiện sự thống trị của hai màu đỏ và trắng tại các đền thờ Shinto.

Hình ảnh của Hi no maru rất dễ được bắt gặp tại các ngày lễ quốc gia hay các sự kiện quan trọng liên quan đến chính trị, ngoại giao giữa Nhật Bản và các nước khác.

Ở Việt Nam, rất dễ bắt gặp hình ảnh quốc kỳ được treo tại trước nhà của người dân như một sự ăn mừng, tưởng nhớ và đong đầy niềm tự hào của người dân Việt. 

Thế nhưng, quốc kỳ của Nhật Bản chỉ được treo ở toà nhà chính phủ, như toà thị chính hoặc các bộ. Rất hiếm hoi để thấy chúng được treo ở các cơ sở tư nhân, mặc dù không ít người và công ty thích trưng bày quốc kỳ vào các ngày lễ.

Về cả phương diện truyền thuyết và lịch sử, thiết kế của lá cờ Nhật Bản đã thể hiện tinh thần nguồn gốc của Nhật Bản, thậm chí là tương lai. Thiết kế này được nhận biết rất nhanh chóng trên thế giới, cho đến nay thì nó đang tượng trưng cho biểu tượng hòa bình.

Với toàn bộ thông tin mà Mitaco chia sẻ phía trên về những sự thật thú vị về cái tên "Đất nước mặt trời mọc" - Nhật Bản. Hãy tham khảo các bài viết mới mỗi ngày từ Mitaco bạn nhé.