Nhật Bản là đất nước nổi tiếng khi có nền văn hoá đa dạng và mang đậm tính lễ nghi. Những phong tục truyền thống tại xứ sở hoa anh đào đã được sử dụng rộng rãi và được xem là những thói quen của người Nhật.

Thói quen của người Nhật đáng cho ta học hỏi

Luôn ý thức ngay tại đám đông

Người Nhật luôn có ý xếp hàng tại đám đông. Dù trong bất kỳ tình huống nào, họ vẫn bình tĩnh xếp hàng chờ tới lượt. Xô đẩy nhau và chen lấn là việc không thể chấp nhận đối với người dân tại đây, dù bạn đang có việc gấp đến mấy, hãy cứ bình tĩnh và xếp hàng.

Dù thương xuyên có nhiều vụ thiên tai gây chấn động tại xứ sở Mặt trời mọc nhưng không có tình trạng xen lấn và xô đẩy. Trái ngược hoàn toàn với khung cảnh hỗn loạn sau lưng, người Nhật luôn có nhận thức rất cao về sự văn minh cộng đồng.

Thói quen giữ gìn vệ sinh chung

Đến với Nhật, nét văn hoác Nhật Bản mà bạn sẽ cảm nhận được đến từ sự sạch sẽ đến bất ngờ trong từng con đường, ngõ ngách mà bạn có dịp ghé qua. Mọi thứ đều rất tinh tươm và ngăn nắp, không hề có chuyện người dân Nhật vứt rác ra đường. Tuy nhiên, bạn cũng khó có thể tìm được thùng rác tại đây, trừ các thùng tái chế để đựng chai lọ.

Để lý giải cho việc này, người Nhật luôn có ý thức đem rác về nhà hay tới nơi cho phép đổ rác. Tại các trường học, thay vì thuê nhân công để dọn dẹp vệ sinh, các em học sinh sẽ trực tiếp thực hiện. Đây cũng là một trong những thói quen của người Nhật nhằm giáo dục các bé có thói quen giữ vệ sinh chung từ những ngày còn đi học.

Thói quen của người Nhật hằng này khá thú vị mà ta nên học hỏi

Thói quen của người Nhật cúi chào đối với người đối diện

Cúi đầu chào là một trong những thói quen tốt của người Nhật và là văn hóa độc đáo của người Nhật nhằm nói lên việc bạn là một người lịch sự. Thể hiện sự tôn kính mà bạn dành cho người đối diên. Người Nhật còn chia ra 3 cách chào hỏi cụ thể để có thể bài tỏ lễ nghi của mình theo các cách thức khác nhau. Eshaku sẽ là kiểu chào thông dụng nhất mà bạn có thể thấy, dùng khi chào hỏi bạn bè hay những người cùng cấp bậc với mình.

Trong khi đó, Keirei khi muốn thể hiến sự tôn kính rõ nét dành cho những người lớn tuổi, cấp trên hay khách hàng. Đặc biệt nhất có lẽ là kiểu chào Saikeirei, khi nói lời cảm ơn, xin lỗi hay thể hiện thành ý của mình dành cho đối phương. Với kiểu chào này, người Nhật sẽ cúi đầu khoảng từ 45 – 60 độ.

Văn hóa quà tặng Omiyage

Khi sống tại Nhật bạn có thể dễ dang nhìn thấy khá nhiều các quầy hàng lưu niệm? Trong văn hóa người Nhật, Omiyage là hành động mua quà lưu niệm, đặc sản địa phương để dành tặng cho gia đình, bạn bè. Qua món quà bạn phần nào hiểu được người Nhật luôn chú trọng tính chỉnh chu, trân trọng.

Những món quà dù là thực phẩm hay vật dụng, quà tặng trang trí đều được gói trong một chiếc hộp xinh xắn. Nếu bạn đang không biết lựa chọn mua gì khi đi Nhật thì có thể ghé các quầy hàng địa phương để chọn cho mình những đặc sản địa phương bạn yêu thích nhé!

Phong tục tặng quà của người Nhật đã hình thành và ăn sâu vào gốc rễ của người dân nơi đây. Cứ mỗi dịp đến một nơi khác, họ sẽ không ngần ngại mua quà về tặng đồng nghiệp và người thân. Do đó, nhiều chủ cửa hàng đã mở rộng quầy hàng quảng bá thực phẩm, quà tặng để đáp ứng được nhu cầu mua sắm của số đông người Nhật.

Thể dục buổi sáng theo Radio

Vào mỗi buổi sáng, thói quen tập thể dục tại Nhật  được người Nhật hưởng ứng nhiệt liệt theo chương trình “Radio thể dục - Razio taisou (ラジオ体操)” được phát sóng trên đài radio hoặc tivi. Đặc biệt là những người lớn tuổi bạn có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh này vào khung giờ sáng sớm. Với mục đích để mọi người nâng cao sức khỏe có một bài thể dục hiệu quả, chương trình “Radio thể dục” tập hợp những bài tập đơn giản giúp lưu thông máu và giãn cơ bắp.

“Radio thể dục” được du nhập vào Nhật Bản từ năm 1928, vốn được người Mỹ sử dụng trong các hoạt động để nâng cao tinh thần tập thể trong công việc. Hiện tại có khoảng 20% người Nhật đang có thói quen tập thể dục buổi sáng theo chương trình này.

Tinh thần làm việc tập thể là ưu tiên hàng đầu

Tại đất nước hoa anh đào, người dân rất xem trọng làm việc tập thể. Mọi người luôn chia sẻ công việc cho nhau, lắng nghe những khúc mắc từ đồng nghiệp và từ đó cải thiện chất lượng công việc hơn. Thói quen thú vị của người Nhật này không những thành công tại quê nhà mà còn được đánh giá cao tại khắp các nơi trên thế giới.