Quá trình phát triển của nghệ thuật thư pháp Nhật Bản 

Nguồn gốc của môn thư pháp là từ Trung Quốc và được du nhập vào Nhật Bản lần đầu tiên vào thời kỳ Nara tức năm 710 đến 794. Trùng hợp thì đây cũng là thời điểm mà người ta sáng chế ra mực, bút lông và giấy để viết. Tuy đất nước mặt trời mọc bị ảnh hưởng khá nhiều từ nền văn hóa Trung Hoa thế nhưng họ cũng không quên thay đổi một số đặc điểm để tạo nên nghệ thuật của riêng mình.

Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản là bằng chứng rõ ràng nhất cho điều này khi sở hữu sự cách tân rõ ràng từ bản gốc. Cụ thể đó chính là hệ thống chữ Kana đã được áp dụng vào bộ môn và được lan truyền rộng rãi đến khắp nơi trên lãnh thổ nước Nhật. Tuy là được du nhập thế nhưng người Nhật vẫn sở hữu những văn tự thư pháp cổ được dùng cho đến tận bây giờ. Chúng là loại được đánh giá là tuổi đời lâu nhất và được khắc trên ánh hào quang của tượng Phật Y Dược nổi tiếng ở chùa Horyuji.

Thấm nhuần nét đẹp của nghệ thuật thư pháp Nhật Bản

Ngoài ra, các văn bản giấy tờ thư pháp được Hokke Gisho sáng tác vào đầu thế kỷ VII vẫn được các sư thầy lưu giữ và trở thành một trong những tác phẩm mang giá trị truyền thống quan trọng. Bản gốc của những văn bản này được viết bằng chữ thảo nhưng lại tiếp tục được minh họa bằng chữ cái Nhật Bản ở thời Asuka để cho ra bản tinh chế ở mức cao hơn.

Thư pháp Nhật Bản có bao nhiêu loại? 

Trong quá trình học tiếng tại trung tâm đào tạo Nhật Ngữ Mitaco, các ứng viên đều sẽ được trải nghiệm hoạt động viết thư pháp bằng tiếng Nhật để giúp cho những bữa học trở nên vui vẻ, sôi động hơn. Trải qua hàng nghìn năm phát triển, người ta cũng phát triển các trường phái thư pháp khác nhau để giúp người yêu thích chúng có thể thoải mái lựa chọn phong cách và thể hiện bản thân mình một cách đa dạng hơn trong ngòi bút.

Dạng chữ Hán

Ở hình thức này, chữ viết của bạn dựa hoàn toàn vào cảm nhận của bản thân đối với môn thư pháp. Từng nét cũng mỗi người về bài thơ, câu chữ văn từ sẽ được diễn tả bằng chữ Hán. Vì là ngôn ngữ mới thế nên hình dáng của chúng sẽ pha trộn giữa tính cổ điển và hiện đại.

Dạng chữ Kana 

Được lấy cảm hứng từ thư pháp Trung Quốc với mục đích là dùng để biểu hiện những sự đẹp đẽ của từ ngữ Nhật Bản. Chữ Kana phát triển và được sử dụng rộng rãi trong những bài hát Waka và thơ Haiku. Nó là thể loại thư pháp cận đại khiến chúng rất dễ đọc và trở nên gần gũi với các khách hàng thời bây giờ hơn.

Dạng Tenkoku

Biến chủng khá mới lạ của giới thư pháp phương Đông thay vì vật liệu giấy thì người ta lại chữ in lên những tấm bia đá hình vuông 3cm. Sau đó sau khi đã đạt được độ chính xác và hình dáng đúng theo mong muốn thì in ngược lại vào giấy.

Dạng ZenEi

Đây hoàn toàn là thành phẩm của thời đại mới, thư pháp dạng ZenEi lấy cảm hứng từ sự trừu tượng hóa của phương Tây và tính triết học phương Đông. Nhờ vào đó mà người viết có thể tự do bộc lộ suy nghĩ và tình cảm của bản thân.

Phong cách viết thư pháp có quan trọng? 

Mỗi người học bộ môn này thì lại có một phong cách viết thư pháp khác nhau để đánh dấu tác phẩm của bản thân trên thị trường. Tuy chúng đều là những tác phẩm độc nhất và đều có ý nghĩa riêng của mình thế nhưng tất cả chúng cũng đều phải tuân theo các nguyên tắc viết chữ nhất định. Mọi sự sáng tạo, phá cách đều phải đi theo ba phong cách đó chính là Kaisho, Gyoshou và Shousho.

Chúng có ý nghĩa lần lượt là kiểu viết chữ nét vuông, loại hình thư pháp viết nhanh và viết thư pháp nhiều nét bằng chữ thảo. Tuy nhiên đối với những người mới bắt đầu làm quen với bút lông thì Kaisho chính là phương án tối ưu nhất.

Hy vọng bài viết về nghệ thuật thư pháp Nhật Bản trên đây đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về một trong những nét đẹp văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Nếu bạn đang tìm nơi để đăng ký học thì hãy nhanh chóng liên hệ cho Mitaco để được tư vấn nhé!