Lễ hội sẽ diễn ra với số lượng lớn người tham gia và rất nhiều mẫu mã diều khác nhau để báo hiệu cho mùa xuân đang về. Hôm nay hãy cùng Mitaco tìm hiểu về tất tần tật các chương trình diễn ra trong sự kiện này nhé!
Nguồn gốc của lễ hội thả diều ở Nhật Bản
Việc thả diều ở Nhật Bản có nguồn gốc từ Trung Quốc vào khoảng 2000 năm về trước. Nó được du nhập lần đầu tiên đến xứ sở hoa anh đào vào thời Heian. Hiện nay vẫn còn một số người gọi diều là “Paper Hawks” theo cách nói của người Trung Quốc. Có câu chuyện cho rằng vào thế kỷ thứ 7, khi những vị sư thầy của Phật giáo ở Nhật hoàn thành chuyến hành hương và trở về cố đô Nara đã đem về một thứ đồ chơi vô cùng mới lạ.
Đó chính là chiếc diều mà chúng ta đang sử dụng đến tận ngày nay tuy nhiên lúc bấy giờ chúng được xem là những món hàng ngoại quốc. Khi xưa, những chiếc diều có hình dáng rất đơn giản mô phỏng lại loài chim và được dùng cho việc trang trí mái đình, chùa. Bởi lý do này mà mọi người có thể nhìn thấy hình ảnh của chúng trong các di tích cổ xưa.
Lễ hội thả diều ở Nhật Bản được tổ chức vào tháng 5 hằng năm ở phía nam Tokyo với các cuộc thi so tài lớn nhỏ khác nhau cho người tham gia thỏa sức sáng tạo. Tại đây họ suy nghĩ ra những cách đấu trí lẫn nhau rất đa dạng. Cụ thể ban tổ chức còn cho phép người chơi được gắn những lưỡi dao cạo sắc bén để cứa đứt dây diều của đối thủ và giành lấy thắng lợi cho bản thân.
Tổng hợp 3 lễ hội thả diều ở Nhật Bản
Trong các bài học ở trung tâm đào tạo Nhật Ngữ Mitaco, hình ảnh chiếc diều được sử dụng rất thường xuyên để giảng dạy về văn hóa của đất nước này. Sau đây hãy cùng Mitaco chiêm ngưỡng các loại diều khác nhau ở từng lễ hội nhé!
Lễ hội Hamamatsu
Được mệnh danh là một trong ba lễ hội thả diều ở Nhật Bản to nhất nước này, Hamamatsu được tổ chức vào mùng 3 và 5 hàng năm để đón chào sự ra đời của những sinh linh mới ở đất nước mặt trời mọc. Có bề dày lịch sử lên đến hơn 450 năm từ thời đại Eiroku thế nên danh tiếng của nó được rất nhiều du khách ngoại quốc biết đến. Chương trình trong sự kiện bao gồm cuộc chiến thả diều vào buổi sáng và buổi trình diễn phao nước vào ban đêm gọi là Goten Yatai thu hút hơn 2 triệu người tham dự mỗi năm.
Những con diều được sử dụng trong lễ hội Nhật Bản này có chiều dài mỗi cạnh lên đến 3,64 mét. Với kích thước khổng lồ của mình, để có thể cất cánh cho chúng cần đến 50 thanh niên khỏe mạnh trong bộ áo choàng Happi. Mỗi đội sẽ thi đấu với những đối thủ đến 170 thị trấn khác nhau trong khu vực.
Lễ hội Sagami
Vào thời điểm giữa năm mọi người có thể thử tìm hiểu về lễ hội thả diều Sagami, những chiếc diều ở đây thậm chí còn có kích thước to lớn hơn lên đến 14.5 mét chiều rộng và chiều dài với tên gọi là “Sagami-no-Oodako”. Mỗi sản phẩm cần đến hơn 90 người đàn ông để có thể thả chúng lên trên bầu trời. Bắt đầu hình thành từ những năm 1830 trong thời đại Edo, ý nghĩa của lễ hội đã thay đổi và trở thành lời cầu nguyện của người dân về một mùa vụ bội thu.
Lễ hội Ikazaki
Diễn ra vào dịp Tết thiếu nhi, lễ hội đấu diều Ikazaki đã có hơn 400 năm lịch sử và được công nhận là Di sản văn hóa dân gian phi vật thể ở tỉnh Ehime. Đây chính là sự kiện tôn vinh sự ra đời của những đứa bé trong năm trước. Với tổng số lượng hơn 500 cánh diều cùng với sự trang bị vũ khí. Cuộc chiến ở bên bờ sông Oda trở nên vô cùng hấp dẫn và sôi nổi khi các đội cố cắt dây diều của nhau. Ngoài ra ở địa phương này còn có một bảo tàng trưng bày hơn 400 loại khác nhau. Bạn có thể đăng ký trải nghiệm các khóa học làm diều mini tại đây.
Lễ hội thả diều ở Nhật Bản và những điều mới lạ
Hoạt động thả diều diễn ra ở khắp nơi trên thế giới tuy nhiên chỉ có ở Nhật Bản mới xuất hiện những cuộc thi và lễ hội với quy mô khổng lồ đến vậy. Tại đây, các lễ hội được thêm vào những điều mới lạ như sự thay đổi về từng đối tượng tham gia khác nhau. Cụ thế ngày Koinobori được dùng để dành riêng cho các bé trai với mong muốn cánh diều may mắn sẽ xua tan đi những nguồn năng lượng tiêu cực vây quanh các em.
Trên đây là tất cả những thông tin mới nhất về lễ hội thả diều ở Nhật Bản trong năm 2023. Nếu bạn yêu thích chúng thì hãy liên hệ ngay cho Mitaco để được tư vấn nhé!