Nếu các bạn có ý định đi du học hoặc công tác tại các công ty tại Nhật thì một trong những điểm giúp bạn lấy lòng người bản xứ đó là hiểu rõ và thực hiện đúng các phong tục của họ. Cách đối xử văn hóa giữa người với người tại Nhật luôn được xem là quan trọng bậc nhất. Và trong nề giáo dục “tiên học lễ, hậu học văn” được đặt lên hàng đầu tại đất nước này.
Phong tục tập quán Nhật Bản nên học tập
Phong tục Nhật Bản quan trọng - văn hóa xếp hàng
Ở Nhật Bản, dù là người già hay trẻ nhỏ, khi đi đến bất cứ đâu, muốn mua thứ gì, hay phải chờ đợi đến lượt, họ cũng đều xếp hàng một cách nghiêm túc. Văn hóa xếp hàng của người Nhật đã hình thành từ trong mỗi con người nơi đây. Việc này diễn ra hằng ngày và không ai có cảm giác khó chịu hay nặng nề khi thực hiện nó. Họ có thể vui vẻ, cười đùa, và tán gẫu với nhau trong những lúc phải xếp hàng quá lâu. Thậm chí, đây còn là dịp để tụ tập với bạn bè, người thân.
Việc chen lấn, chen ngang tại Nhật Bản được xem là bất lịch sự, không tôn trọng người khác. Nếu bạn làm điều đó cũng như phá vỡ những quy tắc đã đặt ra và rất dễ mất điểm với người bản xứ. Việc xếp hàng trong vui vẻ, hòa nhã và thân thiện thể hiện sự tôn trọng mà mọi người nơi đây dành cho nhau. Chính vì thế nên người dân đất nước Nhật Bản ai ai cũng có “văn hóa xếp hàng”.
Thói quen đúng giờ
Thói quen này đã ăn sâu từ trong tiềm thức của mỗi người dân Nhật Bản. Nếu các bạn đã từng tìm hiểu hay làm việc trong môi trường và văn hóa Nhật Bản. Bạn sẽ thấy phong cách làm việc của họ rất đúng giờ. Thói quen giờ giấc không trễ hẹn đã được xem như một phong tục văn hóa thú vị mà nhiều người muốn đến đây để học tập.
Trong một môi trường mà ai cũng luôn đúng hẹn thì một người giờ cao su đến mấy thì cũng sẽ phải tự thay đổi bản thân. Ngoài ra văn hóa xin lỗi khi lỡ hẹn hoặc muộn giờ cũng là một nét văn hóa thú vị mà bạn sẽ được học nếu có dịp sinh sống tại Nhật.
Ý thức không gây ồn ào nơi công cộng
Tại những nơi diễn ra các hoạt động tập thể hay công cộng như tàu điện ngầm, sân bay, nhà ga... Các bạn sẽ bắt gặp được hình ảnh những người Nhật ngồi với tư thế lịch sự không nói chuyện riêng. Không gây tiếng ồn hoặc những âm thanh gây ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của những người xung quanh. Phong tục Nhật Bản - nét đẹp văn hóa này ít đất nước nào có thể thực hiện được.
Trong quá trình tham gia các hoạt động công cộng người Nhật nếu bất chợt có những việc cần thiết phải sử dụng điện thoại. Thì họ luôn luôn phát ra những âm thanh nhỏ nhẹ, đủ nghe và nói một cách ngắn gọn nhất không lan man rườm rà. Đây chính là một trong những quy tắc đẹp, phong tục văn minh của người Nhật vừa tôn trọng bản thân mình và cuộc sống riêng tư của những người xung quanh.
Gửi thiệp chào năm mới
Vào dịp năm mới, người gửi sẽ gửi thiệp chào năm mới để thể hiện lòng cảm ơn tới những người đã tạo điều kiện, giúp đỡ mình trong thời gian qua. Thiệp cũng có thể gửi tới những người đã giúp đỡ trong quá khứ dù hiện tại không liên lạc hàng ngày nữa. Hay gửi cho bạn bè, người thân để thông báo về tình hình trong năm qua và cũng là cơ hội để tăng cường giao lưu.
Đây có thể nói là phong tục khá độc đáo và dễ thương đã được thấm sâu vào đời sống người Nhật. Gần đây cũng có nhiều người gửi thiệp điện tử qua thư điện tử, hay mạng xã hội, tuy nhiên về mặt xã hội thì việc gửi thiệp qua bưu điện mới là cách làm chính thống.
Phong tục Nhật Bản - Văn hóa trong giao tiếp
Trong văn hóa giao tiếp mà người dân Nhật Bản sử dụng hằng ngày, có những quy tắc và lễ nghi mà đòi hỏi mọi người đều biết phải làm theo. Đặc biệt, mọi lời chào của người Nhật dành cho người đối diện bao giờ cùng đi kèm với một cái cúi chào sau cùng. Tùy vào địa vị xã hội và mối quan hệ xã hội của đối phương mà người Nhật sử dụng các quy tắc và lễ nghi khác nhau cũng như cách cúi mình chào cũng khác nhau.
Phong tục Nhật Bản trong giao tiếp hằng ngày thường sử dụng bằng ba kiểu cúi chào sau:
Kiểu cúi chào bình thường
Lúc này, thân mình cúi xuống 20-30 độ sau đó giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì bạn sẽ đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau tầm 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà tầm 10-15cm.
Kiểu chào Saikeirei
Saikeirei thường sử dụng trước bàn thờ của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng. Để thể hiện kiểu cúi chào Saikeirie, hãy cúi xuống từ từ và rất thấp để biểu thị sư kính trọng sâu sắc.
Kiểu khẽ cúi chào
Trong kiểu chào này, thân và đầu hơi cúi trong khoảng một giây kèm theo lúc đó hai tay để bên hông. Người Nhật thường chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào đúng nghi thức còn những lần sau chỉ cần khẽ cúi chào là được.
Phong tục tập quán của người Nhật Bản còn có rất nhiều điều cho chúng ta khám phá và học tập. Nếu có dịp sinh sống và làm việc nơi đây Mitaco tin chắc rằng bạn có thể phát triển bản thân tốt hơn về nhân cách ý thức cũng như kỹ năng trong cuộc sống của mình.