Yêu cầu của xí nghiệp Nhật Bản cho thực tập sinh

Tuy điều kiện tuyển dụng thực tập sinh của mỗi xí nghiệp là khác nhau thế nhưng vẫn có những thước đo chung được áp dụng để họ có thể đánh giá từ mức cơ bản. Từng bạn ứng viên khác nhau sẽ có những tích cách, kỹ năng khác nhau thế nên việc có những tiêu chuẩn đa dạng cũng khá là dễ hiểu.

Xứ sở hoa anh đào có thể được xem là một trong những đất nước có an ninh xã hội rất vững chắc. Thế nên việc xí nghiệp Nhật Bản nhận nguồn lao động từ nước ngoài vào nước phải trải qua quá trình kiểm tra rất gắt gao. Không chỉ thế tất cả những giấy tờ chứng minh nhân thân, tài chính,... phải được minh bạch để giảm thiểu tỷ lệ phạm pháp của họ. Sau đây hãy cùng xem qua những tiêu chí tuyển chọn giúp thực tập sinh dễ đậu hơn nhé!

Những điều cơ bản về xí nghiệp Nhật Bản mà bạn cần phải biết

Thái độ ứng xử

Đây được xem là yếu tố hàng đầu không chỉ ở Nhật Bản mà kể cả bất kỳ thị trường lao động nào trên thế giới. Chưa bàn đến kỹ năng hay trình độ tiếng Nhật của ứng viên. Người tuyển dụng chỉ cần quan sát thái độ ứng xử của họ trong lúc phỏng vấn đã có thể dễ dàng quyết định được kết quả. Có thể hai bên sẽ không thể hiểu được hết lời nói của nhau qua người phiên dịch. Thế nhưng việc luôn nở một nụ cười, tinh thần lạc quan vui vẻ là đã chiếm được số điểm lớn trong lòng của họ.

Vẻ bề ngoài

Những lao động theo chương trình phái cử thực tập sinh kỹ năng, đặc định hay kể cả là kỹ thuật viên đều cần phải chăm chút cho ngoại hình của mình khi có ý định xuất cảnh. Ở đây không nói nhan sắc của mỗi người mà chỉ về chiều cao, cân nặng cũng như cách ăn mặc của ứng viên phải phù hợp với công việc mà họ theo đuổi. Ví dụ như các đơn hàng xây dựng sẽ yêu cầu các bạn nam cao to, khỏe mạnh.

Trình độ tiếng Nhật

Việc tiếp thu và cải thiện trình độ tiếng Nhật nói lên rất nhiều về quyết tâm đến đây làm việc của thực tập sinh. Thế nên có khá nhiều trường hợp không được nhận lúc đầu nhưng sau đó lại được xí nghiệp lựa chọn.

Trách nhiệm của lao động trong xí nghiệp Nhật Bản

Hầu hết các xí nghiệp ở Nhật đều bắt buộc phải đưa ra những kế hoạch kinh doanh dài hạn trong vòng 10 năm. Đối với những cơ sở tầm trung và nhỏ thì là từ 3 đến 5 năm. Vậy nên trách nhiệm của nhân viên, quản lý có mặt trong đó phải đóng góp ý kiến về cách vận hành và phân tích tỉ mỉ cho kế hoạch sản xuất.

Không chỉ thế, tất cả mọi người đều phải cùng đồng lòng cống hiến sức lao động của mình cho lợi ích của xí nghiệp. Bởi vì khi mọi người làm hết sức mình thì họ mới có thể vận hành tốt và đem lại những giá trị lớn hơn cho lao động. Thế nên những mục tiêu đã đặt ra trong quý, trong năm, yêu cầu về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ phải được hoàn thành. Hãy chấp hành theo quy định đã được đề ra và tập trung hết mình vì công việc nhé!

Sơ đồ quản lý xí nghiệp thường thấy

Cách vận hành trong các xí nghiệp được tuân thủ theo các quy định mà cấp trên đề ra. Những mệnh lệnh, chỉ thị sẽ được đưa xuống theo từng cấp bậc giảm dần nhằm đảm bảo tất cả bộ phận đều nắm được thông tin cần thiết về nhiệm vụ cần làm. Thông thường, một sơ đồ quản lý thường thấy sẽ bao gồm giám đốc, thường vụ rồi đến ban thường vụ, trưởng bản, trưởng phòng và cuối cùng là nhân viên.

Các chi phí vận hành của xí nghiệp

Là một nhà kinh doanh, chủ các xí nghiệp sẽ tính toán rất kỹ lưỡng về các chi phí vận hành như tiền nguyên liệu, gia công và nhân lực. Hoạt động này giúp cơ sở hoạt động bình thường vẫn kiểm soát được những tổn thất không đáng có. Đồng thời, xí nghiệp nào quản lý những phí này càng tốt thì tốc độ phát triển và duy trì trên thị trường càng mạnh mẽ. Thế nên nhân viên nào có thể làm ra nhiều sản phẩm tốt nhất trong thời gian làm việc sẽ được bộ quản lý đánh giá rất tốt.

Hy vọng bài viết trên đây đã cho mọi người cái nhìn rõ hơn về các xí nghiệp Nhật Bản. Nếu vẫn thắc mắc về những trách nhiệm của thực tập sinh trong các cơ sở này hãy liên hệ cho Mitaco để được tư vấn nhé!