Hãy cùng Mitaco tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Nhật Bản sử dụng ba hệ thống chữ viết
Ở Nhật Bản sẽ sử dụng ba hệ thống chữ viết là: chữ Kanji, chữ Hiragana và chữ Katakana, cùng các kí tự Trung Quốc. Ba hệ thống được sử dụng đồng thời cùng nhau với công dụng bổ trợ ý nghĩa cho nhau.
Kanji là bảng chữ cái mà Nhật Bản chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Trung Quốc. Theo lịch sử ghi chép lại vào khoảng thế kỷ 5 Trước công nguyên, văn tự đầu tiên xuất hiện tại Nhật chính là Kanji (漢字 – Hán tự) hệ thống chữ viết Trung Hoa.
Tiền thân của bảng chữ cái Hiragana chính là Manyogana – tức ‘vạn diệp giả danh’ được sử dụng để biểu thị cách phát âm các Hán tự của Trung Quốc trong tiếng Nhật. Về sau người Nhật đã đơn giản hóa chữ viết trở thành chữ Hiragana ngày nay.
Sau Hiragana là sự ra đời của bảng chữ cái Katakana. Đây là bảng chữ cái hoàn thiện nhất của chữ viết hoàn toàn thuần Nhật đầu tiên, với tên gọi Kana.
Tiếng Nhật không dựa trên ký tự tiếng Hán
Tiếng Nhật được viết bằng từ các Hán tự nhưng những Hán tự này tiền thân được sinh ra tại Nhật chứ không phải có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngôn ngữ tại Nhật được hình thành với nhiệm vụ hỗ trợ quá trình giao tiếp, do đó việc viết ít được quan tâm.
Tiếng Nhật không phân biệt số ít – số nhiều
Ở Việt Nam, khi nói “có nhiều con mèo” với “ có một con mèo” thì đây được coi là điểm để nhận biết số lượng nhiều hay ít con mèo. Nhưng đối với tiếng Nhật thì hoàn toàn không cần dùng đến bởi tiếng Nhật không phân biệt số ít và số nhiều.
Tiếng Nhật không sử dụng mạo từ
Mạo từ dường như khá quen thuộc với các bạn học tiếng Anh, nó thường đứng trước danh từ và phải tuân thủ theo đúng quy tắc. Còn đối với tiếng Nhật thì lại khác, hoàn toàn k có sự xuất hiện của mạo từ.
Tiếng Nhật có thể thành lập câu chỉ với động từ
Thông thường để thành lập một câu hoàn chỉnh ban phải tuân thủ đúng theo quy tắc sau:
Chủ ngữ - Động từ - Tân ngữ. Nhưng tiếng Nhật lại tuân theo quy tắc: Chủ ngữ - Tân ngữ - Động từ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp quy tắc này dường như không cần thiết bởi chỉ cần một động từ là có thể thành một câu nói.
Ngữ điệu trở thành vấn đề lớn
Tiếng Nhật có một điểm đặc biệt là cùng một câu nói nhưng ngữ điệu khác nhau sẽ tạo ra nghĩa khác nhau. Chính vì vậy mà trong quá trình nói bạn cần chú ý đến ngữ cảnh từ đó đưa ra ngữ điệu phù hợp nhất.
Ngữ điệu rất quan trọng đối với cách phát âm tiếng Nhật. Một ví dụ cụ thể, từ 'cầu nối' (hashi) và 'đũa' (hashi) có thể giống nhau, nhưng chúng có ngữ điệu hơi khác. Trong phương ngữ chuẩn của Tokyo, ‘hashi’ có dấu tăng cho từ ‘cầu’ và dấu nhấn cho từ ‘đũa’.
Top 16 từ vựng tiếng Nhật độc lạ
- Kuidaore (食い倒れ): Ăn đến mức phá sản.
- Nito-onna (ニト女: Áo thun đẹt kim.
- Agetori (あげとり: Tình trạng nhan sắc và tâm trạng tụt dốc sau khi cắt tóc.
- Tsundoku (積ん読): Mua sách về không đọc mà cất lại lên giá sách.
- Boketto (ボケット): Nhìn lơ đãng đi.
- Ikigai (生き甲斐): Lẽ sống.
- Koi No Yokan (恋の予感): Trúng tiếng sét ái tình.
- Komorebi (木漏れ日): Ánh nắng mặt trời xuyên qua tán cây.
- Yugen (ゆげん): Vẻ đẹp huyền bí, thẳm sâu, ẩn chứa bí mật.
- Fuu Atsushi (風物詩): Những thứ – cảm xúc, mùi hương, hình ảnh – gợi lên những ký ức.
- Wabi Sabi (侘びさび): Vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo, vô thường và dở dang.
- Kīpu-kun (キープ君 (きーぷくん) ): Bạn trai để dành hoặc bạn trai hờ.
- Hai tenshon (ハイテンション): Trạng thái đầy nhiệt huyết.
- Nekokaburi (ねこかぶり): Đầu mèo.
- Nekojita (ねこじた): Lưỡi mèo.
- Komyunikēshon (のみゅにけーしょん): Trò chuyện thân mật.
Với những điểm thú vị trong tiếng Nhật mà Mitaco đã đề cập trong bài viết, mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những điểm đặc biệt trong ngôn ngữ Nhật, ngôn ngữ mà bạn đã, đang và chuẩn bị học.