Thực trạng hiện tại của chương trình TTS kỹ năng tại Nhật
Họ nhấn mạnh rằng hiện tại đang có sự khác biệt rất lớn giữa tình hình thực tế và mục đích thật sự của hoạt động này đó chính là thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển.
Chương trình TTS kỹ năng (TITP) được thành lập từ năm 1993 và có đến tận 86 ngành nghề cho lao động lựa chọn như lĩnh vực trồng trọt hay cơ khí. Tính đến thời điểm cuối năm 2022, đã có khoảng 325.000 đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản theo diện này và được phép ở lại đây tới 5 năm.
Tuy nhiên trong suốt khoảng thời gian này chương trình đã vấp phải rất nhiều chỉ trích và phản hồi không hay từ các cựu thực tập sinh cho rằng các nhà tuyển dụng Nhật Bản đang lợi dụng cái mác “đóng góp quốc tế” để đùn đẩy các công việc nặng nhọc, lương thấp cho các lao động nước ngoài. Ngoài ra, còn có nhiều tin đồn cho rằng các thực tập sinh tham gia đã bị ngược đãi về cả thể xác lẫn tinh thần bởi các đồng nghiệp và chủ doanh nghiệp Nhật Bản. Những báo cáo chỉ trích chương trình TITP của Chính phủ Mỹ đã dẫn đến hậu quả cưỡng ép lao động bao gồm các vụ việc như nữ thực tập sinh bị bắt tiếp tục làm việc dù đang mang thai hay các lao động bắt buộc phải làm việc cực khổ để trả nợ cho bên môi giới ở quê nhà. Do không được phép chuyển công việc hay công ty nên đến năm 2021 đã có 7000 lao động về nước trước thời hạn hợp đồng.
Hướng giải quyết của Chính phủ Nhật Bản
Vào tháng 11 năm ngoái, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập một ban cố vấn chuyên gia như một biện pháp giải quyết tình trạng đang vượt ngoài tầm kiểm soát của TITP. Hội đồng tư vấn sẽ bao gồm 15 đại diện từ lao động và quản lý đứng đầu các chính quyền thành phố. Tính đến này đã có tổng cộng 4 hội thảo về vấn đề này kể từ tháng 12 năm ngoái.
Trong khi một số thành viên bày tỏ mong muốn nên tiếp tục giữ lại chương trình vì họ cho rằng đây chính là điểm mấu chốt trong việc cải thiện tình trạng thiếu hụt lao động ở đất nước này. Thì số còn lại đã phản bác ý kiến trên khi cho rằng đây chỉ là một biện pháp ngắn hạn và không có lợi ích cho Nhật Bản về lâu dài. Bên đề xuất thừa nhận sự đóng góp của các thực tập sinh với sự phát triển của đất nước thế nhưng trong dự thảo đã nêu rõ:”Không nên tiếp tục chấp nhận thực tập sinh trong khi chỉ ủng hộ sự đóng góp của quốc tế.”
Nội dung của chế độ mới
Theo lời phát biểu của thành viên hội đồng chuyên gia cố vấn ngày 10/4 trong cuộc thảo luận. Ông chia sẻ Chính phủ Nhật Bản cần phải khẳng định lại mục đích của chương trình mới phải đúng với tiêu chí đảm bảo phát triển nguồn nhân lực. Phần lớn có mặt tại cuộc họp cho rằng tiếp tục nhận các thực tập sinh kỹ năng trong khi không thể hoàn thành đúng nghĩa vụ được nêu ra trong đơn hàng là không nên. Hơn thế nữa, trong nội dung của chương trình mới họ còn kêu gọi nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi để lao động nước ngoài được phép xin chuyển đổi công ty trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, các tổ chức quản lý thực tập sinh cũng bị phê bình vì vẫn để cho các sự việc lạm dụng xảy ra quá thường xuyên.
Nếu dự thảo được thông qua đây dự kiến sẽ là cơ hội rất tốt cho các lao động nước ngoài đặc biệt là Việt Nam, một trong những đối tác quan trọng của Nhật Bản. Vậy nên hãy đón chờ một chế độ mới trong tương lai với nhiều sự đột phá và chính sách ưu đãi hơn nữa nhé!