Nhật Bản được biết đến là một quốc gia có nền văn hóa đặc sắc với nhiều lễ hội độc đáo, mang những nét đặc trưng riêng. Trẻ em Nhật Bản cũng có một ngày dành riêng cho mình chính là ngày 5/5 hằng năm – Ngày Tết Thiếu nhi ở Nhật Bản hay còn gọi là ngày lễ Kodomo no Hi. Vậy Tết trẻ em ở Nhật liệu có giống như ở Việt Nam hay không và có những điều gì thú vị? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngày lễ này qua bài viết sau đây.
Tết thiếu nhi ở Nhật Bản có xuất xứ như thế nào?
Tại nhiều quốc gia Châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc… thì ngày 5/5 âm lịch hằng năm được biết đến là ngày Tết Đoan ngọ. Tại Nhật Bản ngày này được gọi là Tango mo Sekku. Đây là ngày đánh dấu bước chuyển mình của đất trời từ mùa xuân sang mùa hè. Tuy nhiên, kể từ năm 1873 khi Nhật Bản chuyển sang dùng lịch dương thì ngày lễ cũng được tổ chức vào ngày 5/5 dương lịch.
Vào năm 1948, chính phủ Nhật Bản chính thức lấy ngày 5/5 là Ngày Tết Thiếu nhi ở Nhật Bản với ý nghĩa cầu bình an và hạnh phúc cho cả bé trai và bé gái và đổi lên là ngày lễ Kodomo no Hi.
Biểu tượng cá chép trong ngày Tết thiếu nhi ở Nhật Bản
Cá chép là một biểu tượng rất đặc trưng và không thể thiếu trong ngày trẻ em Nhật Bản. Bắt nguồn từ một truyền thuyết cổ Trung Hoa, loài cá chép đã trải qua một hành trình đầy gian nan ngược dòng Hoàng Hà và vượt vũ môn để cuối cùng hóa rồng. “Vị sứ giả” này chính là biểu tượng cho lòng dũng cảm, ý chí kiên cường và sự mạnh mẽ. Đây cũng là điều mà người dân Nhật Bản mong muốn gửi gắm tới những tương lai của đất nước – tất cả trẻ em Nhật Bản.
Ngày lễ này được xem là một nét văn hóa Nhật Bản đặc sắc, là cơ hội để các du khách được chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng cá chép tinh xảo với nhiều màu sắc rực rỡ. Màu sắc của mỗi chiếc đèn lồng cũng có những ý nghĩa đặc biệt: Cá chép đen biểu trưng cho người cha trầm tính và kiên nhẫn; cá chép đỏ biểu trưng cho người mẹ và là biểu hiện của trí tuệ; cá chép xanh - màu của hi vọng, của sự phát triển, biểu trưng cho trẻ em Nhật Bản.
Trang trí vào ngày lễ Kodomo no hi
Các gia đình thường trưng bày các loại búp bê như búp bê Kintaro, búp bê võ sĩ Samurai hoặc nón, giáp sắt vào ngày tết thiếu nhi ở xứ sở hoa anh đào này. Trong đó búp bê Kintaro là biểu tượng của sức khỏe còn búp bê võ sĩ Samurai là biểu trưng cho lòng dũng cảm. Thay vì trưng bày búp bê thì một số gia đình chỉ để nón hoặc giáp sắt của các võ sĩ. Đây là những vật dụng bảo vệ bản thân thế nên bố mẹ mong muốn con của mình sẽ tránh được tai nạn và bệnh tật.
Ăn gì vào ngày Tết thiếu nhi ở Nhật Bản
Những món bánh truyền thống đặc trưng là không thể thiếu vào ngày lễ Kodomo no Hi. Người Nhật Bản thường sẽ làm 2 loại bánh là bánh Chimaki và bánh Kashiwa mochi.
- Bánh Chimaki được làm từ nếp, khá giống bánh ú tro Việt Nam nhưng nhân bánh thì khác nhau. Bánh Chimaki thường dùng lá dong hoặc lá chuối gói bên ngoài tạo thành hình tam giác cân. Với hình dáng này thì những thuật phù phép hay bùa chú và sức mạnh của ma quỷ sẽ bị trói chặt và xua đuổi. Vì ý nghĩa hết sức đặc biệt này nên dù trải qua nhiều năm thì hình dáng của bánh vẫn được giữ nguyên mà không thay đổi.
- Bánh Kashiwa mochi cũng được làm từ gạo nếp, có nhân đậu và dùng lá sồi để gói bên ngoài. Đây là một loại bánh mà bố mẹ gửi đến con trẻ trong ngày tết thiếu nhi ở Nhật Bản với mong muốn con sẽ được khỏe mạnh và mau ăn chóng lớn. Lá sồi cũng là biểu tượng của ý chí kiên cường, mạnh mẽ vượt qua khó khăn để đạt được thành công.
Đến đất nước mặt trời mọc, học tập và làm việc sẽ giúp bạn được trải nghiệm những điều thú vị về ngày Tết Thiếu Nhi ở Nhật Bản nói riêng và văn hóa Nhật nói chung với một sắc màu riêng biệt. Nếu bạn đi theo hình thức thực tập sinh hoặc du học Nhật vào tháng 4 thì có thể trải nghiệm không khí náo nhiệt của ngày lễ này sớm nhất.