Nguyên nhân dẫn đến việc hủy hợp đồng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Có thể nói chặn đường thực hiện hóa ước mơ Nhật tiến có muôn vàn khó khăn, thách thức. Điều này đặc biệt đúng với các bạn đi theo chương trình phái cử thực tập sinh kỹ năng hay diện đặc định. Tuy nhiên không chỉ vì những trở ngại này mà khiến các bạn từ bỏ giữa chừng mà còn có sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh khác.

Thông thường sẽ có 2 nguyên nhân khiến mọi người hủy hợp đồng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Đầu tiên là về phương diện cá nhân người lao động, người lao động có thể gặp tai nạn hay biến cố gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe khiến họ phải hủy hợp đồng. Ngoài ra cũng không thể không nhắc đến trường hợp lao động gặp các trục trặc về hồ sơ, giấy tờ nên bị buộc phải dừng lại chuyến đi và các vấn đề cá nhân phát sinh khác.

Lý do tiếp theo đó chính là việc hủy hợp đồng xuất phát từ phía công ty, doanh nghiệp Nhật Bản. Trong trường hợp làm ăn thua lỗ dẫn đến việc bị phá sản họ sẽ phải dừng lại hợp đồng xuất khẩu của bạn. Hơn thế nữa, cũng đã có báo cáo cho việc công ty, trung tâm không thể hoàn thành vấn đề xin cư trú cho lao động hoặc bị bên nghiệp đoàn và đối tác chấm dứt hợp đồng. Trên đây là những yếu tố có thể dẫn đến việc hủy hợp đồng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Quy trình hủy hợp đồng đi xuất khẩu lao động Nhật

Sau khi đã biết được những lý do tác động đến việc hủy hợp đồng của lao động. Thì tiếp theo Mitaco sẽ hướng dẫn cho mọi người những thủ tục hủy hợp đồng đi xuất khẩu Nhật mới nhất trong năm 2023 này nhé!

Đầu tiên theo thủ tục, bạn sẽ cần phải điền một đơn xin hủy hợp đồng. Sau đó hãy mang nó lên công ty hoặc trung tâm mà bạn đã đăng ký để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Cuối cùng sau khi đã hoàn thành bổ sung các giấy tờ cần thiết và trung tâm đã tiếp nhận đơn của bạn. Việc còn lại bạn cần làm chỉ là ngồi chờ kết quả báo về.

Chỉ như vậy là bạn đã hoàn thành xong các bước để có thể hủy hợp đồng. Dù là thế nhưng trên thực tế, việc trung tâm có tiếp nhận đơn của bạn hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều lý do khác. Ví dụ như họ sẽ xem xét liệu lý do của bạn có chính đáng hay không hay căn cứ vào thời gian hủy trước khi chính thức xuất cảnh, ….

Trường hợp hủy hợp đồng nào được phép hoàn lại tiền ? 

Theo luật được quy định trong Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì vấn đề này đã được nói rõ và chỉ được áp dụng cho các lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài với nội dung như sau:

  • Trong trường hợp hủy hợp đồng do phía người lao động đơn phương đề nghị sẽ không được trả lại số tiền đã đóng.
  • Nếu như trung tâm xuất khẩu lao động đã xác nhận thời gian xuất cảnh sau khi đậu phỏng vấn. Và nếu trong khoảng thời gian này, người lao động yêu cầu dừng hợp đồng thì những chi phí làm hồ sơ, thủ tục, xin visa mà trung tâm đã trả đều sẽ không được hoàn lại.
  • Tuy nhiên bạn có thể yêu cầu bên họ cung cấp hóa đơn đỏ để kiểm tra liệu các khoản chi phí có đúng với số tiền mình đã bỏ ra hay không.

Nếu vậy thì trong trường hợp nào việc hủy hợp đồng phải trả lại tiền ? Câu trả lời đó chính là nếu vấn đề phát sinh từ phía bên công ty, trung tâm. Trong hoàn cảnh này bạn sẽ được phép đòi lại toàn bộ số tiền mình đã đóng kể cả tiền ăn học. Tuy nhiên nếu trung tâm đã xin được tư cách lưu trú thì bạn có thể xem xét để chuyển sang các đơn hàng khác theo mong muốn của mình.

Bài viết trên đây đã giải thích tất tần tật về những lý do và thủ tục hủy hợp đồng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Mitaco hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ quy chế và tự tin hơn khi thực hiện. Nếu vẫn còn những thắc mắc hay lo ngại trong quá trình này, hãy liên hệ cho Mitaco để được tư vấn miễn phí nhé!