Lý do bạn nên chọn khám và chữa bệnh tại Nhật Bản?
Bạn nên chọn khám và chữa bệnh tại Nhật Bản bởi những lý do sau đây: Phát hiện sớm nhiều bệnh, Tăng hiệu quả điều trị, Giảm chi phí khám chữa bệnh,...
Người Nhật cho rằng, khám sức khỏe định kỳ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và đây là thói quen nên duy trì trong nhiều năm nếu muốn có một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc. Khám sức khỏe định kỳ được coi là dấu mốc để chúng ta đánh giá sức khỏe tổng quát của cơ thể trong vòng 6 tháng đến 1 năm trở lại đây.
Thông qua thăm khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng giúp bạn phát hiện sớm các triệu chứng bất thường của cơ thể. Nó còn dự báo nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường, tim mạch, mỡ máu,….
Đối với bệnh ung thư, bệnh phát triển âm thầm, nguy cơ tử vong cao thì việc khám sức khỏe lại càng quan trọng. Việc thăm khám và thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư hàng năm cũng giúp người Nhật kiểm soát được “sát thủ” hàng đầu thế giới. Các chuyên gia y tế Nhật Bản khuyến cáo, những người trên 50 tuổi dễ mắc nhiều bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
Nhiều trường hợp đã tử vong chỉ vài tháng sau khi được chẩn đoán. Một phần là do họ mắc bệnh nguy hiểm, nhưng phần lớn là do bệnh của họ được phát hiện quá muộn khi bệnh đã biến chứng.
Ngược lại, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, đặc biệt là giai đoạn đầu của bệnh ung thư thì hiệu quả điều trị sẽ tăng lên đáng kể. Cụ thể như ung thư vú và ung thư tuyến giáp, việc phát hiện sớm có vai trò rất quan trọng giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi và.
Không chỉ có người Nhật mà các bạn Phái cử thực tập sinh kỹ năng, phái cử kỹ năng đặc định, Du học sinh khi đến đây cũng nên học theo thói quen tốt này để bảo vệ sức khỏe của mình.
Nên lựa chọn bệnh viện hay phòng khám?
Tại Nhật Bản, có hai loại cơ sở y tế chính là bệnh viện và phòng khám. Bệnh viện có quy mô lớn hơn, có nhiều chuyên khoa hơn, có nhiều phương tiện và trang thiết bị hơn, thuốc được bán trực tiếp tại bệnh viện.
Phòng khám thì ngày càng phong phú, đi lại thuận tiện khi hầu như mỗi khu dân cư đều có vài phòng khám. Ngoài ra, thủ tục tại phòng khám nhanh chóng, dễ theo dõi các bệnh tái phát, khám định kỳ. Tùy vào dạng và tình trạng bệnh cũng như nơi sinh sống mà bạn có thể lựa chọn đến bệnh viện hoặc phòng khám.
Khám và chữa bệnh tại Nhật Bản cần chuẩn bị những gì?
Trước khi tiến hành khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Tài liệu cá nhân
Các tài liệu bạn cần và nên mang theo, đặc biệt là bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế có thể chi trả tới 70% chi phí khám chữa bệnh nên bạn nhất định phải mang theo nếu không muốn mất một khoản phí lớn.
Các giấy tờ tùy thân khác như thẻ ngoại kiều cũng nên mang theo phòng trường hợp cần dùng đến.
- Đặt lịch hẹn
Nên đặt lịch khám trước khi đến bệnh viện, nếu không đặt lịch hẹn có thể phải chờ khoảng 1,2 tiếng.
- Hồ sơ sức khỏe
Đối với những người đã đi khám trước đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn mang theo hồ sơ bệnh án để theo dõi diễn biến của bệnh hoặc có cần làm gì thêm không.
- Tiền mặt
Nhiều bệnh viện và phòng khám ở Nhật Bản chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt, vì vậy tốt nhất bạn nên mang theo tiền mặt khi đến thăm Nhật Bản.
- Từ vựng cơ bản khi đi khám bệnh ở Nhật
Cần biết một số từ vựng cơ bản về bệnh của mình để dễ dàng giao tiếp với bác sĩ.
- Người thân biết tiếng Nhật
Trong trường hợp vốn tiếng Nhật của bạn còn hạn chế, bạn nên nhờ người thân, bạn bè, những người giỏi tiếng Nhật đi cùng.
Sau khi khám và chữa bệnh tại Nhật Bản bạn sẽ làm gì?
Đơn thuốc cần được lưu lại để tiện cho việc theo dõi bệnh và phục vụ cho việc theo dõi hoặc khám tại chỗ. Sau khi khỏi bệnh vẫn nên đi kiểm tra lại để chắc chắn hơn. Bạn có thể liên hệ thêm với tòa thị chính hoặc cơ sở y tế trong trường học hoặc cơ quan để được hỗ trợ tài chính bổ sung.
Bật mí 14 bệnh viện khám và chữa bệnh tại Nhật Bản nổi tiếng
Dưới đây là danh sách 14 bệnh viện khám và chữa bệnh tại Nhật Bản nổi tiếng bạn có thể tham khảo:
- Bệnh viện Nhi quốc gia Nhật Bản
- Viện Liệu pháp miễn dịch Trung ương Nhật Bản
- Bệnh viện đa khoa Tokyo - NCGM
- Bệnh viện Đại học Nhật Bản
- Bệnh viện Quốc tế ST Luke
- Bệnh viện Đại học Y Tokyo
- Bệnh viện Đại học Y khoa và Nha khoa Tokyo (Tokyo Medical and Dental University)
- Bệnh viện Đại học y khoa phụ nữ Tokyo (Women’s Medical University Hospital)
- Bệnh viện Ung thư trung tâm JFCR
- Trung tâm Ung thư bức xạ ion iRock
- Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản
- Bệnh viện nghiên cứu xạ trị NIRS
- Bệnh viện tim Sakakibara
- Viện Ung thư Quốc tế Osaka
Mong rằng với chia sẻ về kinh nghiệm khám và chữa bệnh tại Nhật Bản đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình cũng như những vấn đề xoay quanh. Và sau đó là hoàn thành các bước nhanh chóng.