Nhu cầu khám bệnh tại Nhật Bản của người Việt
Sự phát triển của y học hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người dân Việt Nam có cơ hội tiếp cận các phương pháp điều trị đặc hiệu thông qua khám chữa bệnh tại các quốc gia khác.
Đặc biệt, khám bệnh ở Nhật Bản có mức phí chữa bệnh phù hợp những đạt chất lượng cao.Và khoảng cách từ Việt Nam sang Nhật Bản cũng gần hơn rất nhiều so với các quốc gia khác nên đây là sự lựa chọn tốt nhất.
Theo một báo cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và một báo cáo khác của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Nhật Bản, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân điều trị ung thư ruột kết, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy và ung thư gan ở Nhật Bản cao hơn so với Mỹ.
Một ưu điểm vượt trội nữa chính là kết quả phẫu thuật ở Nhật Bản có tỷ lệ thành cao hơn nhiều so với các nước châu Âu.
Đi khám bệnh ở Nhật Bản có đắt không?
Khi đi khám bệnh ở Nhật Bản, mức phí này thường dao động từ 2,000 Yên – 8,000 Yên tùy từng bệnh viện. Nếu các bạn phái cử thực tập sinh kỹ năng có người giới thiệu (Shoukanjou), phí này sẽ được miễn phí. Vì vậy bạn nên khám ở phòng khám chính quy trước, khi nào có giấy chuyển tuyến thì vào viện.
Chi phí chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản đã được giữ ở mức thấp hơn đáng kể so với ở Mỹ. Chi phí trung bình mỗi ngày, bao gồm tất cả các dịch vụ, trung bình chỉ là 13.523 yên cho chăm sóc nội trú (bao gồm cả khám bác sĩ) và 4.329 yên cho khám ngoại trú (bao gồm cả thuốc). Đối với công nghệ mới, phí được tính bằng cách so sánh nó với quy trình, thiết bị hoặc thuốc hiện có gần nhất.
Hình thức khám bệnh tại Nhật Bản
Hầu hết các phòng khám hoặc bệnh viện sẽ có 3 bước khám bệnh ở Nhật Bản như sau:
- Bước 1: Bổ sung thông tin người khám
Đối với những người lần đầu đến khám sẽ được phát phiếu yêu cầu điền thông tin cá nhân. Sau đó, họ sẽ phải trả một khoản phí và được cấp thẻ y tế của riêng mình.
- Bước 2: Điền vào mẫu thông tin sức khỏe
Tiếp theo, bạn sẽ nhận được một biểu mẫu yêu cầu bạn điền đầy đủ các thông tin như chiều cao, cân nặng, tình trạng bệnh và các triệu chứng của bạn, v.v.
- Bước 3: Nộp các giấy tờ cần thiết cho điều dưỡng trực như:
* Giấy thông tin cá nhân (dành cho khách lần đầu)
* Thẻ bệnh viện
* Bảo hiểm y tế.
Sau đó sẽ có y tá đưa bạn đến bộ phận cần khám.
- Bước 4: Lấy số thứ tự và chờ đợi.
- Bước 5: Khám bệnh.
Khi bạn đã vào phòng khám được chỉ định, hãy trả lời các câu hỏi của bác sĩ về tình trạng của bạn. Hãy trang bị một số từ vựng để có thể dễ dàng giao tiếp với bác sĩ.
Trong một số trường hợp, bạn sẽ cần làm thêm các xét nghiệm để biết chính xác tình trạng bệnh. Sau khi nhận kết quả bạn chỉ cần vào phòng chờ gọi tên lấy thuốc và sổ khám nếu cần tái khám.
- Bước 6: Thanh toán
Bạn đến quầy lễ tân nhận lại thẻ BHYT, thuốc, giấy ra viện, phiếu chẩn đoán, sổ khám bệnh đã nộp trước đó và đóng phí khám theo quy định. Nhớ lấy hóa đơn.
Chi phí đi khám thông qua người bảo lãnh có nhiều không?
Đối tượng được áp dụng hình thức khám bệnh ở Nhật Bản bao gồm: người chưa biết tiếng Nhật, chưa có kinh nghiệm đi khám chữa bệnh tại Nhật Bản, người có ít thời gian tự chuẩn bị, tự tìm hiểu thủ tục… Lúc này, diện bảo lãnh đơn vị sẽ đóng vai trò là cầu nối.
Về ưu điểm, không mất nhiều thời gian, công sức trong việc tìm hiểu thông tin, tìm kiếm cơ sở khám chữa bệnh và chuẩn bị các thủ tục giấy tờ; được tư vấn, giải đáp thắc mắc về khám và điều trị tại Nhật Bản; lựa chọn cơ sở y tế uy tín, phù hợp; hỗ trợ visa y tế Nhật Bản, thủ tục xuất nhập cảnh thuận tiện. Sau khi khám được hỗ trợ theo dõi và nhắc lịch tái khám.
Về nhược điểm, chi phí của hình thức này sẽ cao hơn so với hình thức tự túc do có nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, nhược điểm này không đáng kể bởi lợi ích mà các dịch vụ mang lại có nhiều ưu điểm hơn nên vẫn được nhiều người tin tưởng và lựa chọn hình thức này.
So với các quốc gia khác, trong đó có cả Việt Nam thì việc khám bệnh ở Nhật Bản có phần chỉnh chu và hiệu quả hơn. Vì vậy, Mitaco khuyên bạn khi đến đây sinh sống nếu có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe bạn cần đến bệnh viện ngay, tránh để tình trạng chuyển biến xấu.