Người Việt làm việc tại xứ sở hoa anh đào phải đối mặt với không ít khó khăn khi muốn thuê nhà có chỗ thuận tiện đi lại, phù hợp với thu nhập và an ninh tốt.
Các khoản tiền cần chuẩn bị để thuê nhà ở Nhật
Khi bạn thuê nhà ở Nhật bạn phải chuẩn bị 1 số tiền khá lớn để làm thủ tục thuê nhà, trong đó có 1 số tiền bạn không được hoàn lại.
Tiền Reikin礼金
Tiền Reikin (hay gọi là lễ kim) là loại tiền bạn đóng cho chủ thuê nhà khi ký hợp đồng và không được hoàn lại dù bạn ở 1 tháng hay nhiều hơn thế (hợp đồng thuê nhà cao nhất là 2 năm)
Reikin thường bằng tiền của 1 hoặc 2 tháng tiền nhà. Nhà ở khu gần ga, nhà mới thì reikin sẽ cao hơn nhà cũ xa ga. Gần đây, nhiều nhà khi thuê có thể không bị mất tiền Reikin. Xem thêm: Những chỗ ở phù hợp cho du học sinh Nhật Bản.
Tiền đặt cọc Shikikin 敷金
Shikikin có nghĩa là tiền đặt cọc. Hầu hết khi thuê nhà bạn phải trả trước 1 hoặc 2 tháng tiền đặt cọc. Khi bạn chuyển ra khỏi nhà, tiền dọn dẹp sửa chữa các hỏng hóc sẽ trừ vào tiền này. Nếu bạn ở nhà sạch sẽ không sửa chữa gì, bạn có thể nhận lại một phần tiền đặt cọc sau khi họ trừ thanh toán tất cả. Nếu bạn ở gây hỏng nhiều, tiền sửa chữa vượt quá tiền đặt cọc thì bạn có thể phải đóng thêm khi trả nhà.
Tiền nhà tháng đầu
Cùng với tiền Reikin, Shikikin bạn phải đóng tiền tháng đầu tiên khi thuê nhà.
Tiền bảo hiểm
Khi bạn thuê nhà, bạn còn cần phải đóng tiền bảo hiểm phòng cháy chữa cháy. Các khoản tiền này sẽ ghi rõ trong hợp đồng thuê nhà. Tiền bảo hiểm khoảng 1 đến 2 vạn yên cho 2 năm.
Tiền bảo lãnh thuê nhà
Nếu bạn có người Nhật hoặc người Việt có vĩnh trú đứng ra bảo lãnh cho bạn thuê nhà, bạn không phải trả tiền bảo lãnh. Tuy nhiên, nếu bạn không có người bảo lãnh, để thuê được nhà bạn phải thông qua công ty bảo lãnh để thuê nhà. Phí trả cho công ty bảo lãnh này sẽ là 1 vạn yên/năm và gia hạn hàng năm.
Tiền ký hợp đồng thuê nhà tại Nhật của công ty bất động sản
Một số công ty bất động sản có thể tính phí làm thủ tục hợp đồng thuê nhà. Tuy nhiên gần đây hầu như bạn không bị mất phí hoặc rất ít và thường kèm cùng các loại bảo hiểm như ở trên.
→Tổng số tiền bạn cần chuẩn bị để thuê nhà lên tới 3 đến 6 tháng tiền nhà. Nếu nhà bạn thuê tầm 3~4 vạn yên, bạn cần chuẩn bị trước 20~25 vạn yên để đi thuê nhà. Đây là một khoản tiền khá tốn kém, nhất là với các bạn du học sinh Nhật mới sang.
Nộp giấy tờ theo yêu cầu
Trước khi ký hợp đồng và thanh toán tiền cọc, bạn cần cung cấp các loại giấy tờ sau cho chủ nhà:
- Thẻ cư trú hoặc giấy thị thực.
- Số điện thoại dùng tại Nhật Bản.
- Kê khai thu nhập hàng tháng hoặc sổ tiết kiệm.
- Số điện thoại liên lạc khẩn cấp.
- Tài khoản ngân hàng tại Nhật Bản.
- Con dấu Nhật Bản.
Con dấu đóng vai trò là chữ ký chính thức của bạn khi ở Nhật Bản nên nếu có ý định cư trú lâu dài thì hãy tới làm tại các cửa hàng Hankoya, các ki-ốt địa phương hoặc qua website trực tuyến. Sau 3 ngày kể từ khi đăng ký bạn sẽ được nhận và có thể sử dụng khi thuê nhà ở Nhật hoặc làm thẻ ngân hàng, rất tiện lợi.
Cần có người bảo lãnh khi thuê nhà ở Nhật
Nhật Bản là đất nước có nhiều chính sách hỗ trợ người nước ngoài thuê nhà ở Nhật. Tuy nhiên bạn sẽ phải có người bảo lãnh để chịu trách nhiệm pháp lý thanh toán tiền thuê hoặc phí phạt nếu bạn không có khả năng thanh toán. Người bảo lãnh phải có quốc tịch Nhật Bản, là công dân được cấp quyền ký nhận cam kết và có mối quan hệ thân cận với người thuê.
Chính vì thế việc tìm một người đủ các điều kiện trên là vô cùng khó khăn, bạn bắt buộc phải tìm tới các công ty cung cấp dịch vụ bảo lãnh để làm việc.
Nộp giấy tờ theo yêu cầu
Trước khi ký hợp đồng và thanh toán tiền cọc, bạn cần cung cấp các loại giấy tờ sau cho chủ nhà:
- Thẻ cư trú hoặc giấy thị thực
- Số điện thoại dùng tại Nhật Bản
- Kê khai thu nhập hàng tháng hoặc sổ tiết kiệm
- Số điện thoại liên lạc khẩn cấp
- Tài khoản ngân hàng tại Nhật Bản
- Con dấu Nhật Bản
Con dấu đóng vai trò là chữ ký chính thức của bạn khi ở Nhật Bản nên nếu có ý định cư trú lâu dài thì hãy tới làm tại các cửa hàng Hankoya, các ki-ốt địa phương hoặc qua website trực tuyến. Sau 3 ngày kể từ khi đăng ký bạn sẽ được nhận và có thể sử dụng khi thuê nhà ở Nhật hoặc làm thẻ ngân hàng, rất tiện lợi.
Sau khi dọn vào ở
Đây là bước cuối cùng trong quá trình thuê nhà ở Nhật và bạn cần lưu ý chỉ nên sử dụng những đồ vật nhỏ nhẹ, ít cần di chuyển bởi tại Nhật chủ yếu sử dụng vật liệu xây dựng mỏng nhẹ. Nếu những món đồ nặng như ghế gỗ, bàn gỗ thường xuyên bị xê dịch rất dễ gây ra tiếng động khó chịu cho những nhà xung quanh, đặc biệt khi căn hộ của bạn ở trên các nhà khác. Một vài lưu ý khác bạn cần ghi nhớ như sau:
- Hạn chế tiếng ồn khi sắp xếp đồ đạc.
- Giữ căn phòng/căn hộ luôn gọn gàng, sạch sẽ.
- Hạn chế sử dụng đồ nặng phải di chuyển thường xuyên.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của chủ cho thuê.
- Đóng tiền nhà đúng hạn.
Về cơ bản, khi bạn ký hợp đồng thuê nhà ở Nhật cần chú ý các thông tin trong đó để tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh sống và làm việc sau này. Hi vọng những thông tin trên của Mitaco đã giúp bạn "dễ thở hơn" khi thực hiện công việc này!