Thực trạng thiếu hụt lao động tại Nhật Bản 

Nhật Bản đã và đang phải đối mặt với thiếu hụt lao động tại Nhật Bản trong một thời gian dài. Việc này bắt nguồn từ một số yếu tố kinh tế và xã hội. Tuy nhiên nguyên nhân cốt lõi đó vẫn chính là sự già hóa dân số. Việc số lượng người dân Nhật Bản đang trở nên già hơn do tuổi thọ tăng và tỷ lệ sinh con giảm. Điều này dẫn đến một lực lượng lao động ngày càng nhỏ hơn, trong khi nhóm người cao tuổi đang gia tăng nhu cầu chăm sóc và hỗ trợ. Ngoài ra, hệ thống di cư hạn chế cũng làm giảm nguồn lao động nhập cư.

Nhật Bản có một chính sách di cư khá nghiêm ngặt và đòi hỏi các lao động nhập cư đáp ứng một số yêu cầu khắt khe để có quyền làm việc trong nước. Vấn đề khác là sự chênh lệch giới tính trong lực lượng lao động. Truyền thống gia đình Nhật Bản đặt nặng trách nhiệm gia đình và chăm sóc con cái, gây áp lực lên phụ nữ và ngăn cản họ tham gia vào lực lượng lao động.

Hướng giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động tại Nhật Bản

Tuy đã có những biện pháp khắc phục và khích lệ các cặp vợ chồng Nhật sinh thêm con. Thế nhưng vấn đề thiếu hụt lao động tại Nhật Bản vẫn đang tồn tại và tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế và xã hội của họ. Chính phủ và các tổ chức địa phương cần tiếp tục nỗ lực để tìm ra các giải pháp bền vững và đa dạng để đối phó với tình trạng này.

Danh sách các biện pháp khắc phục vấn đề nhân lực 

Những lao động theo chương trình phái cử thực tập sinh kỹ năng đặc biệt là những bạn đến từ Châu Á chắc chắn là những thành phần cốt lõi trong quá trình phục hồi này. Họ không chỉ chiếm phần lớn lao động đang sinh sống và làm việc tại Nhật mà còn đóng góp cho sự phát triển của xứ sở hoa anh đào một cách đáng kinh ngạc. Để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động, chính phủ và các tổ chức liên quan đã thực hiện một số biện pháp nhằm thu hút và duy trì nguồn lao động trong nước cũng như tăng cường nguồn lao động nhập cư như:

  • Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để khuyến khích phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động.
  • Nhật Bản đã mở rộng chương trình cấp visa lao động cho người nước ngoài trong một số ngành công nghiệp như xây dựng, chăm sóc người già và nông nghiệp.
  • Nhật Bản đang tập trung vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để thay thế lao động nhân công bằng tự động hóa và robot hóa.
  • Chính phủ đã tăng tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 65 tuổi để kéo dài thời gian lao động của người cao tuổi và tận dụng tài năng và kinh nghiệm của họ.
  • Chính phủ đã tăng cường đào tạo và giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu lao động của các ngành công nghiệp khác nhau.
  • Chính phủ và các tổ chức liên quan đã đưa ra các chính sách hỗ trợ như giảm giờ làm việc, nghỉ phép linh hoạt.

Việc thiếu nhân lực có ảnh hưởng đến Nhật Bản? 

Trong diễn biến tình hình đồng Yên Nhật đang giảm giá mạnh mẽ thì sự ảnh hưởng của việc thiếu nhân lực có thể gây ra một số hệ quả đáng kể cho nền kinh tế và xã hội của quốc gia này như:

  • Làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Khi doanh nghiệp không đủ lao động để sử dụng công suất sản xuất tối đa, năng suất lao động và hiệu suất kinh tế sẽ giảm.
  • Tăng chi phí lao động. Khi nguồn cung lao động khan hiếm, các doanh nghiệp phải tăng mức lương và các phúc lợi để thu hút và giữ chân nhân công. Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp và làm tăng áp lực tài chính.
  • Dẫn đến một môi trường cạnh tranh khốc liệt, trong đó các doanh nghiệp phải tăng cường các chính sách hút nguồn lao động và nâng cao điều kiện làm việc để thu hút nhân tài.
  • Thiếu hụt lao động có thể tạo ra một gánh nặng lớn cho người lao động hiện có. Với số lao động giới hạn, người lao động có thể phải làm việc nhiều giờ và chịu áp lực cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất và dịch vụ.

Hy vọng với những thông tin trên, mọi người sẽ có thể hiểu hơn về tính nghiêm trọng của vấn đề thiếu hụt lao động tại Nhật Bản. Nếu mọi người có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề liên quan thì hãy liên hệ ngay với Mitaco nhé!