Tuy là thể hết sức cần thiết thế nhưng vẫn có nhiều bạn trình độ N3 vẫn quên cách dùng và không hiểu khi nghe thấy chúng. Vậy thì ngay sau đây hãy cùng Mitaco ôn tập lại về cấu trúc thể bị động tiếng Nhật này nhé!
Định nghĩa thể bị động tiếng Nhật
Trước tiên để tìm hiểu sâu hơn về ngữ pháp bị động trong tiếng Nhật thì mọi người cần phải nắm trước chúng là gì. Tuy không có gì quá khó khăn nhưng đây lại là thành phần được sử dụng chủ yếu trong các cuộc trao đổi của người dân xứ sở hoa anh đào. Đặc biệt khi xét về mặt xuất hiện trong những bài kiểm tra, chúng đã khiến cho rất nhiều học viên phải gặp khó khăn vì quên cách sử dụng hay đơn giản là phân chia động từ sai cách khiến kết quả không như mong muốn.
Vậy thì thể bị động tiếng Nhật thật sự là gì? Khác với các cách nói thông thường khi trao đổi giữa hai người về một vấn đề nào đó thì chúng ta có trường hợp bản thân là người chịu tác, ảnh hưởng từ một sự vật, sự việc. Khi đó người ta sẽ sử dụng thể bị động để chia sẻ về cảm giác của bản thân hay diễn tả lại việc đã diễn ra với đối phương. Tất nhiên mọi động từ được sử dụng trong cấu trúc của loại câu này đều sẽ được đưa về thì quá khứ. Người Nhật thường được gọi là 受身 hay Ukemi, bản thân nó là 2 chữ Kanji thể hiện những việc mà bản thân đã chịu tác động từ điều gì đó.
Chia động từ thể bị động trong tiếng Nhật như thế nào?
Theo những bài giảng từ trung tâm đào tạo Nhật Ngữ Mitaco, hiện tại có khoảng 3 cách để mọi người có thể chia cấu trúc ngữ pháp trên để phân biệt và sử dụng. Từng cách khác nhau sẽ có trung tâm chủ ngữ khác nhau cũng như cách dùng khác nhau cho từng trường hợp khác nhau. Điều này giúp cho toàn bộ việc giao tiếp của người Nhật trở nên đa dạng và phong phú hơn. Tuy nhiên hầu hết thể bị động trong tiếng Việt sẽ được dịch là “bị” mang ý nghĩa xấu và tiêu cực. Song song với đó chúng còn có nghĩa là “được” với hàm ý tích cực. Sau đây là 3 cách chia động từ thể bị động trong tiếng Nhật mới được cập nhật:
- Động từ nhóm 1. Chuyển đuôi う → あ + れる
Ví dụ: 話す(はなす)→ 話される、言う(いう)→ 言われる、書く(かく)→ 書かれる
- Động từ nhóm 2. Bỏ đuôi る → られる
Ví dụ: 食べる(たべる)→ 食べられる、見る(みる)→ 見られる、教える(おしえる)→ 教えられる
Lưu ý: Hình thức dạng bị động của động từ nhóm 2 tương đồng với cách phân chia của thể khả năng.
- Động từ nhóm 3 hay còn gọi là nhóm bất quy tắc. Chúng cũng giống với thể khả năng
Ví dụ: する → される 来る(くる)→ 来られる(こられる)
Khi nào nên sử dụng thể bị động?
Sở dĩ việc chia động từ thể bị động được hình thành là bởi vì có những tình huống mà chúng ta không thể sử dụng thể chủ động. Cụ thể như khi người nói cảm thấy khó chịu với hành động của ai đó gây ra chọ họ hay khi họ nói về chủ ngữ không rõ ràng. Ngoài ra khi chủ ngữ chính là đồ vật không tự thực hiện hành động được cũng có thể sử dụng. Và trong từng trường hợp này, cấu trúc của câu cũng sẽ thay đổi về chủ ngữ, cách chia động từ sao cho phù hợp với hoàn cảnh nhất.
Thế thì khi nào thì nên sử dụng thể bị động? Đầu tiên là dùng khi chủ ngữ là người dùng để diễn tả cảm xúc của chủ thể sau khi bị tác động hay khi đồ vật của người đó bị tác động và cuối cùng là để nói về một người khác không có chủ đích gây phiền đến bản thân nhưng vẫn vô tình khiến điều đó xảy ra. Thứ hai là khi chủ ngữ không nói về con người, người Nhật thường dùng cách này để nói về sự thật khách quan được nhiều người chấp nhận hay để diễn tả về một vật, việc gì đó mà không chắc chắn ai đã tạo ra.
Tổng hợp các công thức bị động tiếng Nhật
- Công thức 1: N1 は N2 に V có nghĩa là N1 bị tác động bởi N2. Chúng thường dùng với những động từ tác động trực tiếp lên người như 褒めます dùng để khen hay しかります chỉ việc la mắng,...
- Công thức 2: N1 người は N2 (chỉ vật sống) に N3 + を V (bị động). Loại này được dùng để nói khi N2 tác động lên đồ vật của N1 khiến họ thấy khó chịu.
- Công thức 3: N1 は N2 (người tạo ra) + によって + V (bị động). Loại cuối cùng được dùng để nói việc ai sáng chế, tạo ra cái gì đó.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về thể bị động tiếng Nhật mà Mitaco tổng hợp lại. Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong lúc tìm hiểu thì hãy nhanh tay đặt câu hỏi cho Mitaco để được trả lời nhé!