Cách dùng ngôi thứ nhất
Với cách dùng ngôi thứ nhất thì chúng là để chỉ cho người nói. Ngoài ra còn các từ để xưng hô cho ngôi thứ nhất như là 私、わたくし、あたし、僕、俺。. Trong số chúng thì chắc chắn 私 (watashi) chính là loại được dùng phổ biến nhất trên toàn đất nước Nhật Bản. Đây là cách nói vừa lịch sự, vừa khiêm tốn và bạn có thể thấy chúng xuất hiện trong các cuộc trò chuyện với người mới quen, cấp trên hoặc người lớn tuổi. Tiếp theo là わたくし (watakushi) với cách biểu hiện khiêm tốn và trang trọng hơn. Thể từ này có cùng chữ Hán là 私 và được dùng trong các bài phát biểu hay các nơi có lễ nghi nghiêm khắc. Kế đến là あたし (atashi), một cách gọi đáng yêu dành cho các bé gái và phụ nữ trẻ với những thân. Có thể thấy cách sử dụng đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật không quá khó mà chỉ cần chú ý vào tình huống và ngữ cảnh giao tiếp.
Và không thể bỏ qua “cánh mày râu”, cách xưng hô dành riêng cho nam giới đó là 僕 (boku) và 俺 (ore). Tuy nhiên cả 2 loại từ này sẽ có cách dùng khác nhau. Cách xưng hô “僕 (boku)” được dùng với các đối tượng thân quen nhưng không quá xuề xòa. Dù vậy bạn cũng nên tránh sử dụng chúng trong các sự kiện quan trọng. Còn đối với “俺 (ore)” thì có ý nghĩa tương đương với “mày, tao” trong tiếng Việt. Bạn có thể gọi nhau bằng từ này với các đồng nghiệp thân thiết hoặc cấp dưới nhỏ tuổi hơn.
Cách dùng ngôi thứ hai
Trong hệ thống giảng dạy tại trung tâm đào tạo Nhật Ngữ Mitaco thì việc học cách sử dụng thuần thục các đại từ xưng hô là vô cùng quan trọng. Bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến với kết quả phỏng vấn và quá trình ổn định cuộc sống của các bạn tại Nhật. Trên thực tế đã có rất nhiều lao động trẻ tại Việt Nam phớt lờ điều này và đã phải đối mặt với sự cô lập từ các đồng nghiệp và xã hội Nhật Bản. Vậy thì tiếp theo hãy cùng Mitaco tìm hiểu về cách dùng ngôi thứ hai để biểu thị cho người nghe nhé!
Đầu tiên là あなた (anata) được dùng với đối tượng vừa gặp mặt. Với nam giới hãy dùng 貴方 và sử dụng 貴女 khi đối phương là nữ giới. Trong trường hợp gọi người nhỏ tuổi hơn bạn có thể dùng きみ (kimi), ví dụ như thầy cô gọi học sinh hay bạn trai gọi bạn gái. Cuối cùng là お前 (omae), một cách gọi thân thiết giữa các đồng nghiệp, bạn bè bằng tuổi với nhau. Đặc biệt trong phần này còn có từ “手前 “ sở hữu 2 cách đọc khác nhau. Nếu đọc là “Tame” sẽ mang ý nghĩa là tôi hoặc những thứ trước mặt tôi còn với cách phát âm “Teme” sẽ biểu thị cho sự khinh thường với đối phương.
Cấu trúc hậu tố khi gọi tên người
Ngoài các cách gọi từ ngôi thứ hai ở trên thì trong tiếng Nhật bạn còn có thể gọi tên người khác kèm các cấu trúc hậu tố theo sau. Hành động này thể hiện phép lịch sự và gia tăng độ thân mật đối với người được gọi. Các bạn có thể bắt gặp cách xưng hô này trong các bộ phim hoạt hình, điện ảnh của xứ sở “hoa anh đào”.
- さん (san) chính là cách gọi kính trọng đối với những người chưa quen thân. Có thể dùng với đối tượng là đồng nghiệp hoặc với người lớn tuổi hơn.
- Trái ngược lại đó là 2 từ ちゃん (chan) và くん (kun) được dùng để xưng hô giữa bạn bè thân thiết với nhau. Đặc biệt từ “chan” sẽ dùng cho nữ giới và “kun” sẽ dành để gọi các bạn nam.
- 様 (sama) chính là hậu tố thể hiện sự tôn trọng cao nhất. Trong môi trường làm việc với các đối tác quan trọng hay trong văn bản, công văn bạn sẽ bắt gặp hậu tố này rất thường xuyên.
- どの (dono) cũng có ý nghĩa và mục đích dùng giống như với hậu tố “sama”.
Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến những kiến thức bổ ích về đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật để có thể giúp bạn nắm rõ hơn về cấu trúc và cách dùng của chúng. Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa các loại thì hãy liên hệ ngay cho Mitaco để được tư vấn miễn phí nhé!