Đôi nét về lễ cưới truyền thống ở Nhật Bản 

Mỗi nơi khác nhau sẽ có những phong tục, tập quán khác nhau khiến lễ cưới trở nên vô cùng độc đáo và thú vị. Vậy nên không chỉ riêng người tổ chức mà những người tham dự đều cần phải có những kiến thức nhất định để góp phần đem đến một ngày lễ hoàn hảo nhất.

Những điều bạn chưa biết về lễ cưới truyền thống ở Nhật Bản

Tổ chức lễ đính hôn (結納 - Yuino)

Trong lễ cưới truyền thống ở Nhật Bản, ngày đính hôn được gọi Yuino. Đây là thời điểm khi hai gia đình gặp mặt nhau và trao lễ vật. Lễ đính hôn diễn ra khá phổ biến tại xứ sở phù tang khi số lượng các cuộc hôn nhân sắp đặt ngày càng tăng lên. Theo thời gian, đây dường như đã trở thành một phong tục truyền thống không thể thiếu khi tổ chức đám cưới tại đất nước Nhật Bản.

Lễ vật thường thấy trong sự kiện này thường Shiraga - Sợi gai dầu. Món quà này tượng trưng cho hạnh phúc lâu dài của cặp đôi dẫu có trải qua bao gian nan hay khó khăn trong tương lai.

Lời mời tới dự lễ cưới truyền thống ở Nhật Bản

Lời mời dự lễ cưới truyền thống ở Nhật Bản được truyền đạt dưới hình thức là một tấm thiệp truyền thống. Đặc biệt hơn nữa những tấm thiệp này sẽ do chính cha của cặp vợ chồng gửi đến cho bạn bè, người thân gia đình,... Thông thường lời mời sẽ được thông báo khoảng 2 tháng trước khi đám cưới diễn ra.

Ngôn từ xuất hiện trong tấm thiệp mời là rất trang trọng và lịch sử bởi lẽ đây là ngày lễ trọng đại trong văn hóa truyền thống của người Nhật. Dĩ nhiên theo đó từ ngữ trong câu trả lời của bạn cũng phải thật cẩn thận và chăm chút nếu không muốn bản thân trở thành người kém tinh tế. Tuyệt đối đừng hứa hẹn trong trường hợp chưa chắc chắn mà hãy xác định rõ bản thân có muốn tham dự hay không mà đưa ra một câu trả lời rõ ràng.

Dù trong trường hợp tham dự lễ cưới hay không thì khoảng thời gian mà bạn phải trả lời sẽ là trong vòng 1 tuần trở lại. Điều này không chỉ thể hiện phép lịch sự tối thiểu đối với người tổ chức khi cho họ thời gian để sắp xếp mà còn thể hiện tâm ý của bản thân khi không thể tham gia.

Tổ chức lễ cưới ở Nhật Bản có bốn kiểu nghi thức

  • Kiểu nghi thức thần đạo: Theo nghi lễ thần đạo truyền thống thì đám cưới sẽ diễn ra trong khuôn viên của đền thờ. Tại vị trí trung tâm của đền thờ, vị linh mục thần đạo - Shinto sẽ thực hiện nghi thức để thanh tẩy cho cặp vợ chồng và gửi lời cầu nguyện đến những vị thần. Có chút khác biệt với nghi thức thiên chúa giáo, chỉ những người thân thiết mới có quyền được tham dự vào lễ cưới và những người khác sẽ không tham gia cho tới khi đến lễ đón.
  • Kiểu nghi thức thiên chúa giáo: Điều phổ biến nhất trong các đám cưới theo nghi thức thiên chúa giáo chính là bộ áo cưới màu trắng của cô dâu. Phong trào này đang ngày càng nổi lên nhờ sự ảnh hưởng từ phim ảnh, sách báo từ phương Tây. Điều thú vị đó là bạn không cần phải theo đạo thiên chúa giáo mới có thể kết hôn theo phong cách này tại Nhật Bản.
  • Kiểu nghi thức phật giáo: Đối với cái nhìn của người Châu Âu, đám cưới theo nghi thức phật giáo có nét tương đồng với nghi thức thiên chúa giáo. Bởi lẽ các lễ nghi diễn ra trong ngày cưới khá giống nhau và chỉ thay đổi địa điểm hành lễ từ nhà thờ sang ngôi đền. Quan trọng hơn nữa đó là ngay cả khách cũng thể tham dự vào đám cưới để chia sẻ thời khắc thiêng liêng này cùng cặp đôi.
  • Kiểu nghi thức Jinzen: Nói đơn giản đây là không theo bất kì hình thức tôn giáo nào. Tuy nhiên đám cưới kiểu này vẫn áp các yếu tố từ Châu Âu như váy cưới, Tuxedo,...

Chuẩn bị quà lưu niệm cho khách tham dự lễ cưới

Một trong những nét khá thú vị trong các lễ cưới truyền thống ở Nhật Bản đó chính là Hikidemono. Để cảm ơn các vị khách đã dành thời gian quý giá để tham dự ngày lễ trọng đại của cặp đôi., họ sẽ nhận được một món quà lưu niệm - Hikidemono. Các vật phẩm thường được sử dụng là đồ ngọt, khăn tay,... Đôi khi cô dâu chú rể chuẩn bị cả một danh sách quà tặng để khách chọn lựa và gửi thẳng món quà đó đến nhà của họ.

Trên đây là đôi nét về lễ cưới truyền thống ở Nhật Bản mà Mitaco muốn giới thiệu đến cho bạn. Hi vọng bạn cảm thấy bài viết này hữu ích và đừng quên liên hệ cho Mitaco để được tư vấn về cung ứng xuất khẩu lao động Nhật Bản miễn phí nhé!