Tổng quan quy mô nền kinh tế Nhật Bản 

Tổng quan quy mô kinh tế nước Nhật có tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng bắt đầu từ những năm 1960 hay còn được gọi là “kỳ tích Nhật Bản thời hậu chiến”. Ngoài ra nhằm khắc phục cho nền kinh tế đang bị sụt giảm trong quý III năm 2022. Nhật Bản còn thúc đẩy các chương trình phái cử thực tập sinh kỹ năng hay du học, kỹ sư đem đến nguồn lao động nước ngoài dồi dào.

Tổng GDP của Nhật Bản năm 2020 theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới đã đạt 5,05 nghìn tỷ đô la mỹ. Thời kỳ hưng thịnh nhất của nền kinh tế Nhật bản rơi vào những năm 1960 khi tốc độ trưởng bình quân tăng đều 10% mỗi năm. Đây còn là giai đoạn mà nền công nghiệp xe hơi Nhật Bản bắt đầu xưng tên và “hô mưa gọi gió” trên toàn thế giới. Đánh dấu thời khắc lịch sử này, hãng xe Toyota khổng lồ của xứ sở “hoa anh đào” đã cho ra đời chiếc xe hơi đầu tiên “Toyota Crown” vào năm 1955.

Tổng hợp những diễn biến mới nhất về nền kinh tế Nhật Bản

Từ những năm này trở đi, Nhật Bản phải đối với những cuộc suy thoái kinh tế khá nghiêm trọng kéo dài đến những năm 2010 trước khi chính sách kích thích kinh tế có hiệu lực. Tuy nhiên tình trạng này không kéo dài lâu khi tình hình có sự khởi sắc vào năm 2016 và lần sụt giảm tiếp theo là do ảnh hưởng của dịch Corona trên toàn cầu kéo dài đến năm 2020.

Tình hình chung của xuất nhập khẩu và thương mại Nhật Bản

Nhìn chung tình hình xuất nhập khẩu và thương mại của xứ sở “hoa anh đào” có thể thấy Nhật Bản là một nước nhập siêu. Đặc trưng xuất khẩu của đất nước này chủ yếu là xe hơi và các phụ tùng đi kèm. Trong khi ở khía cạnh nhập khẩu, Nhật Bản lại thu nhập khá nhiều các loại nguyên vật liệu như dược liệu, khí gas,... do đất nước không có lợi thế về tài nguyên, khoáng sản.

Đặc biệt trong năm 2020 thì Trung Quốc chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản vượt qua cả Hoa Kỳ. Nằm trong bảng xếp hạng còn có sự góp mặt của nước Việt Nam là đối tác xuất khẩu lớn thứ 9.

Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về tình trạng “giảm phát”

Giảm phát là tình hình khi lượng cung lớn hơn cầu khiến cho giá thành của sản phẩm bị rớt giá nghiêm trọng. Trạng thái này nếu tiếp diễn lâu dài sẽ khiến người dân hạn chế mua sắm cho đến khi giá cả sụt giảm hơn nữa trong tương lai gây sức ép cho các đại lý buôn bán và các chủ công ty Nhật Bản.

Gọi Nhật Bản là quốc gia số 1 về giảm phát là không sai khi trạng thái này tại Nhật Bản kéo dài đến năm 2010 do sự sụp đổ của “bong bóng tài sản” năm 1991. Tuy nhiên, chính sách “Abenomics” do cựu tổng thống Shinzo Abe phát động đã ngăn chặn tình trạng này diễn biến xấu hơn.

Kinh tế Nhật Bản đối mặt khủng hoảng suy thoái 

Trong quý III năm 2022, nền kinh tế Nhật Bản gặp phải khủng hoảng suy thoái bất ngờ khiến GDP giảm 0,3% so với quý trước. Hơn thế nữa, tỷ lệ GDP còn giảm đến tận 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi được trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản dự đoán là tăng tới 1,2%.

Nguyên nhân khiến những chỉ số này suy giảm hầu hết đến từ các yếu tố tác động bên ngoài. Theo trang Nikkei Asia, chỉ số năng lượng tiêu hao trong kim ngạch nhập khẩu tăng 5,2% so với quý II trong khi hiệu quả lại không cao. Ngoài ra, sự kiện sụt giảm giá trị tiền Yên hay lòng tin của khách hàng tiêu dùng bị giảm do đại dịch Covid - 19 cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số GDP của nước này.

Dự đoán diễn biến kinh tế Nhật Bản năm 2023 

Giá cổ phiếu của Châu Á năm 2023 sẽ bị giảm bởi sự tăng giá của đồng USD nhờ vào tình hình khả quan của kinh tế Mỹ. Các nhà đầu tư dự đoán diễn biến kinh tế Nhật năm 2023 sẽ rơi vào trạng thái suy thoái kinh tế trước tình hình FED duy trì lãi suất từ mức 5% - 5,25% trước năm 2024.

Hy vọng Mitaco đã cho bạn cái nhìn toàn diện hơn về những diễn biến và dự đoán về nền kinh tế Nhật Bản trong năm 2023. Nếu vẫn còn những câu hỏi, thắc mắc còn tồn đọng hãy liên hệ ngay cho Mitaco để được tư vấn miễn phí nhé!