Tìm hiểu về tục ngữ Nhật Bản
Trong quá trình cải thiện trình độ tiếng Nhật, việc học thêm các câu tục ngữ Nhật Bản cũng là yếu tố cần thiết giúp ổn định cuộc sống tại đây nhanh hơn. Tục ngữ là những câu từ được tổ tiên từ các thế hệ trước sáng tác về những điều diễn ra trong cuộc sống và truyền lại đời sau.
Đây là chủ đề rất được chú trọng trong các bài giảng tại trung tâm đào tạo Nhật Ngữ Mitaco bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao tiếp xã hội của các em. Đặc điểm nhận dạng của tục ngữ Nhật Bản đó chính là việc chúng nói lên những bản chất, sự thật về các sự vật, sự việc.
Ví dụ như trạng thái ngưỡng mộ quang cảnh hút hồn của thiên nhiên hay những điều còn chưa sáng tỏ về tôn giáo, triết học. Tác dụng của những tục ngữ này chính là khơi dậy sự đồng cảm, thấu hiểu của người dùng chúng hay chỉ đơn giản là để dí dỏm về việc nào đó. Ngoài ra, chúng còn có thể giúp một số người giác ngộ ra về các chân lý sống nào đó.
Về cơ bản, danh sách câu tục ngữ thường được sử dụng ở Nhật Bản có 3 thể loại:
- Tân thời hay những câu nói từ xa xưa.
- Tục ngữ sở hữu bốn ký tự.
- Quán dụng ngữ.
Danh sách những câu tục ngữ thường được sử dụng ở Nhật Bản
Sau đây là danh sách những câu tục ngữ được sử dụng tại Nhật :
- Đừng cho cô dâu ăn cà tím (秋茄子は嫁に食わすな): Câu tục ngữ này có thể hiểu theo hai cách khác nhau. Thứ nhất đó là câu nói này ám chỉ về việc phòng tránh những xích mích, gây gổ không đáng có giữa mẹ chồng và nàng dâu mới về nhà. Ngoài ra còn có cách diễn giải khác đó là cà tím là một thực phẩm rất ngon. Thế nhưng người mẹ chồng biết nó không tốt cho con dâu của mình nên đã ngăn cản cô ăn chúng.
- Giấu đầu hở đuôi (頭隠して尻隠さず): Câu này dùng để chỉ trích những người không chịu dũng cảm đứng ra nhận lỗi lầm của mình mà luôn giấu diếm, che đậy chúng đi. Tuy nhiên trên thực tế mọi người đã biết về những điều này từ lâu.
- Sau lễ hội (後の祭り): Từ ‘Matsuri” trong câu nói này có nghĩa là lễ hội thường được tổ chức tại các đền thờ Phật giáo, Thần đạo trong không khí vui tươi và sôi nổi. Tuy nhiên nếu hiểu theo nghĩa đen, “Sau lễ hội” có nghĩa là mọi thứ đã quá muộn. Cho dù bạn có hối hận hay tiếc nuối đi chăng nữa thì chúng đều đã đi qua rồi.
- Niệm phật vào tai ngựa (馬の耳に念仏): Câu này tương tự với “Đàn gảy tai trâu” ở Việt Nam. Ám chỉ việc nói những điều hay ý đẹp cho những người không thấu hiểu chỉ là sự phí phạm về thời gian và công sức.
- Hãy gõ vào cây cầu đá trước khi đi qua (石橋を叩いて渡る): Là lời khuyên từ thế hệ trước rằng chúng ta hãy cẩn thận phòng tránh trước khi những điều tồi tệ xảy ra.
Những lợi ích nhận được từ việc học tục ngữ Nhật Bản
Trong đời sống hằng ngày của người dân Nhật Bản, các câu tục ngữ được sử dụng với tần suất rất nhiều. Vậy nên những lợi ích nhận được từ việc học tục ngữ sẽ thấy rõ nhất đối với các bạn lao động nước ngoài.
Ca dao, tục ngữ là những câu nói ngắn gọn dùng để diễn tả cho những lý tưởng vô cùng phức tạp. Do đó khi những bạn ngoại quốc mới bắt đầu học hãy chú ý sử dụng chúng trong đúng ngữ cảnh văn hóa Nhật Bản. Điều này giúp câu nói của bạn trở nên tự nhiên và thêm phong phú. Ngoài ra, nếu áp dụng chúng vào các câu giao tiếp thường ngày sẽ khiến cho văn phong của bạn giống như người bản địa hơn rất nhiều.
Tục ngữ là một trong những nét văn hóa đặc trưng của từng quốc gia. Và dĩ nhiên Nhật Bản cũng không ngoại lệ khi đây là một đất nước rất coi trọng về những thứ về truyền thống. Trên thực tế, người Nhật Bản coi trọng việc này đến mức đưa chúng vào chương trình học tập của con trẻ.
Vậy là Mitaco đã giúp bạn liệt kê danh sách những câu tục ngữ thường được sử dụng ở Nhật Bản rồi. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc hay khó khăn về việc học, tìm hiểu tục ngữ Nhật Bản. Hãy liên hệ cho Mitaco để được tư vấn nhanh nhất nhé!