Một trong những văn hoá cơ bản của người Nhật là văn hóa xưng hô. Liệu bạn có tò mò Nhật Bản sẽ xưng hô như thế nào? Sẽ đơn giản như người Anh hay cầu kỳ như người Việt?

Xưng hô ngôi thứ 1 và ngôi thứ 2 trong tiếng Nhật

Thực tế cho thấy cách xưng hô trong tiếng Nhật khá đơn giản, có thể nói còn đơn giản hơn cách xưng hô trong tiếng Việt. Ví dụ: Trong họ hàng người Việt chúng ta phải chia ra rất nhiều cách để gọi như: chú, bác, cậu,.… Nhưng đối với người Nhật thì họ chỉ cần gọi chung là おじさん(Ojisan), hoặc おばさん (obasan) để gọi chung mợ, cô, bác, dì.

Tuy nhiên, cách xưng hô trong tiếng Nhật chỉ có thể xem là đơn giản hơn so với người Việt chúng ta, chứ không quá mức đơn giản như trong tiếng Anh chỉ có “I” và gọi đối phương giao tiếp là “You” cho tất cả các đối tượng.

Chính vì thế, để thành thạo tất cả các cách xưng hô thì bạn vẫn phải bỏ thời gian ra để học hỏi và trau dồi rất nhiều. Sau đây, Mitaco sẽ chia ra một số nhóm xưng hô cơ bản trong tiếng Nhật để giúp việc học tiếng Nhật cũng như cách xưng hô trong tiếng Nhật của bạn trở nên hiệu quả hơn.

Cách xưng hô tiếng Nhật trong gia đình

Ở ngôi thứ 1:

  • Boku (ぼく): nghĩa là “tôi”, thế nhưng, chỉ các cậu con trai mới có thể dùng từ boku này (các ông bố thường không dùng từ này trong khi nói chuyện).
  • Ore (おれ) : mang nghĩa “tao”, một cách xưng hô khá suồng sã, chính vì thế nhiều gia đình không lựa chọn cách xưng hô này. Dẫu vậy, một số ông bố vẫn dùng “ore” để nói chuyện với vợ hoặc con cái.
  • Watashi (わたし): cũng có nghĩa là “tôi”, trong gia đình cả nam và nữ đều có thể dùng từ watashi này.
  • Otousan (おとうさん) mang nghĩa là bố, okaasan (おかあさん) có nghĩa là mẹ; bố hoặc mẹ sẽ sử dụng các từ này để chỉ bản thân mình. Để nói bố, mẹ chung thì họ có thể dùng ごりょうしん (go ryoushin- bố mẹ).

Cách xưng hô trong tiếng Nhật hợp lý chuẩn mực

Ở ngôi thứ 2:

Ngôi thứ 2 Cách xưng hô trong tiếng Nhật
Em trai Tên + kun
Em trai/gái Tên + chan
Chị gái Nessan/oneesan/oneue
Anh trai Nissan/oniisan/oniue
Bố Tousan otousan/papa hoặc chichioya jiji (ông già)
Mẹ Kaasan/okaasan/hahaoya/mama
Ông (nội, ngoại) Jiisan/ojiisan

 

Bà (nội, ngoại)

 

Baasan/obaasan
Cô, dì, bác (nữ giới) Basan/obasan
Chú, cậu, bác (nam giới) Jasan/ojisan

 

Thay vì gọi bằng “san” các bạn cũng có thể thay thế bằng “chan” trong các trường hợp trên.

Cách xưng hô trong tiếng Nhật ở trường học

Bạn bè với nhau:

Ngôi thứ 1 Ngôi thứ 2
1.     Watashi/Boku (tôi)

2.     Ore (tao – thường được dùng  với bạn thân)

3.     Xưng tên

1.     Tên riêng + chan (bạn nói chung)

2.     Tên riêng + kun (chỉ nam giới)

3.     Kimi (đằng ấy hoặc cậu)

4.     Omae (mày – sử dụng với bạn thân)

5.     Tên + senpai (dùng với anh chị khóa trước)

 

Học trò với thầy cô và ngược lại:

Trò với thầy Thầy với trò
Ngôi thứ 1 (trò) Ngôi thứ 2 (thầy) Ngôi thứ 1 (thầy) Ngôi thứ 2 (trò)
1.Watashi (tôi)

 

2.Boku (tôi, dành cho học sinh nam từ này dùng trong trường hợp thân thiết)

1.Sensai (thầy/cô)

 

2.Tên riêng + sensai hoặc sensei gta

 

3.Kouchu sensei (chỉ Hiệu trưởng)

1.Sensai(thầy/cô)

 

2.Watashi (tôi)

 

3.Boku(tôi, dùng cho thầy giáo nam trong trường hợp thân thiết)

1.Tên riêng

 

2.Tên riêng + kun (dùng cho học sinh nam)

 

3.Tên riêng + chan/kimi omae

(có thể sử dụng cho cả nam và nữ)

Xưng hô khi ở công ty

Ở ngôi thứ 1: chúng ta cần tự xưng là: watashi/boku/ore (tuy nhiên đối với từ ore (tao) thì chỉ có thể sử dụng với người cùng cấp hoặc cấp dưới)

Đối với ngôi thứ 2:

Cấp trên Đồng cấp Cấp dưới
Tên + san/senpai Tên riêng
Tên + chức vụ (buchou – trưởng phòng hoặc shachou – giám đốc) Omae (mày, chỉ sử dụng trong trường hợp thân thiết
Kimi (cô hoặc cậu)

Cách xưng hô trong giao tiếp xã giao

Với ngôi thứ 1:

Ore (có nghĩa là tao): từ này chỉ nên dùng với những người thân thiết. Nếu sử dụng với những người không quá thân sẽ rất dễ dẫn đến trường hợp mất lòng hay thậm chí là cãi vã. 

Bởi từ này nghĩa của nó khá suồng sã và khi sử dụng với đối tượng mới gặp hay không thân thì sẽ không được coi là lịch sự và đối phương có thể cảm thấy mình không được tôn trọng.

Atashi (tôi): từ này có nghĩa giống watashi nhưng tính chất của nó thì điệu hơn, người sử dụng từ này thường là con gái và được dùng trong các tình huống thân mật.

Với ngôi thứ 2:

  • Omae (mang nghĩa là mày): giống với từ ore, từ này khá suồng sã khi dùng với các đối tượng không thân thiết sẽ dễ dẫn đến cãi vã hoặc hiềm khích.
  • Temae (nghĩa là tên này): bạn có thể chịu “tác động vật lý” nếu gọi ai đó bằng từ này.
  • Aniki (đại ca): từ này được sử dụng rộng rãi trong các băng nhóm hay có thể hiểu cách khác là giang hồ. Và từ này cũng có thể dùng đối với những người thân thiết với nhau với hàm ý trêu đùa.
  • Aneki (chị đại): nếu aniki chỉ đối tượng nam giới thì aneki chính xác là dành cho nữ giới với nghĩa tương tự nhau.

Cách xưng hô trong mối quan hệ yêu đương

Một chút đặc biệt của xứ sở hoa anh đào đó chính là cách xưng hô với người yêu trong tiếng Nhật sẽ phụ thuộc vào mỗi độ tuổi:

  • Nằm trong khoảng 20 tuổi: phổ biến nhất là cách gọi tên + kun/chan.
  • Ở những couple 30 tuổi thì sẽ có 2 cách gọi: tên riêng + chan/kun hoặc cách thứ hai là gọi bằng nickname (tuy nhiên cách này được sử dụng khá ít).
  • Ở độ tuổi 40: họ sẽ chỉ gọi bằng tên riêng (không kèm theo chan hoặc kun), bên cạnh đó họ cũng có thể sử dụng cách gọi tên + san (dĩ nhiên, cách này được sử dụng khá ít).

Cách xưng hô Ngôi thứ 3 trong tiếng Nhật

Người thứ 3 hay còn gọi là ngôi thứ 3, là người được nhắc đến trong cuộc trò chuyện của hai người khác, có thể được gọi bằng các cách sau đây:

  • Tên + san/kun/chan.
  • Tên + chức vụ: được dùng trong trường hợp nhắc về một người nào đó ở công ty.
  • Tên + sama: thể hiện thái độ lịch sự khi nhắc về ai đó (cả nam lẫn nữ).
  • Trong trường hợp nhắc về người thân, bạn có thể dùng các cách gọi như: chichi (bố tôi), haha (mẹ tôi), ane (chị tôi), ani (anh tôi), imouto (em gái tôi), ototo (em trai tôi).

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách xưng hô trong tiếng Nhật mà Mitaco thu thập được. Hy vọng với những chia sẻ ấy có thể giúp ích và đồng thời giải đáp một số thắc mắc của bạn trong vấn đề xưng hô ở Nhật bản. Chúc các bạn thành công.