Tổ chức OTIT Nhật Bản ra đời trong hoàn cảnh nào?

OTIT là viết tắt của Tổ chức Đào tạo Thực tập Kỹ thuật. Tiếng Việt là Hiệp hội thực tập sinh lành nghề quốc tế. Tổ chức OTIT Nhật Bản do chính phủ Nhật Bản thành lập, có quy trình hoạt động phù hợp với quy trình mới về phái cử thực tập sinh kỹ năng nước ngoài của Nhật Bản.

Chức năng chính của OTIT là hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng, kiểm tra và tiếp nhận các đơn vị tiếp nhận mới đăng ký, phê duyệt kế hoạch thực tập kỹ năng, quản lý hoạt động của các tổ chức quản lý (Liên hiệp hội) và tổ chức thực hiện (công ty tiếp nhận).

Kể từ khi OTIT ra đời, khái niệm tu nghiệp sinh cũng được chuyển thành thực tập sinh để gần với định nghĩa và chức năng của OTIT hơn.

Bạn biết gì về tổ chức OTIT Nhật Bản

Tổ chức OTIT Nhật Bản đóng vai trò gì?

Bên cạnh công tác giữ và bảo vệ quyền lợi cho từng bạn thực tập sinh, tổ chức OTIT Nhật Bản còn đóng vai trò như sau:

  • Được phép kiểm tra các công đoàn và công ty để xem họ có thể chấp nhận thực tập sinh hay không. Thông qua chứng nhận OTIT, các công ty và hiệp hội tiếp nhận lần đầu tiên sẽ có thể đăng ký tư cách lưu trú cho thực tập sinh.
  • Có quyền cấm hoặc hạn chế việc tuyển dụng thực tập sinh với các công đoàn hoặc công ty có sơ suất. Nếu vi phạm quá mức, OTIT sẽ bị loại khỏi danh sách đơn vị tiếp nhận.
  • Có quyền đàm phán và kiến nghị với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam ra quyết định thu hồi giấy phép của các công ty đưa đi có nhiều vi phạm.
  • Tư vấn, hỗ trợ thực tập sinh khi gặp vướng mắc về pháp lý tại Nhật Bản.
  • Có quyền và chức năng đòi lại các quyền lợi như tiền lương, các quyền lợi khác khi công ty tiếp nhận không trả hoặc trả không đúng luật lao động Nhật Bản cho thực tập sinh.
  • Chấp nhận chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo, chứng chỉ tay nghề và các chứng chỉ liên quan.
  • Nhiều quyền hạn có lợi cho các thực tập sinh khác….

Những trường hợp cần gặp tổ chức OTIT Nhật Bản

Khi gặp những đề sau các bạn thực tập sinh cần liên hệ ngay với tổ chức OTIT để được hỗ trợ:

  • Khi bị buộc phải về nước khi chưa hết thời gian phái cử thực tập sinh kỹ năng và muốn tiếp tục chương trình.
  • Thực hành.
  • Khi gặp khó khăn, lo lắng trong công việc hay cuộc sống hàng ngày.
  • Khi bạn muốn được hướng dẫn về tôn giáo, ẩm thực, phong tục, quan điểm.
  • Khi có thắc mắc về điều kiện làm việc như tiền lương hay làm thêm giờ, v.v.
  • Khi bạn không hiểu hướng dẫn tại nơi đào tạo kỹ năng, khi bạn gặp rắc rối do bất đồng và thói quen sinh hoạt.
  • Khi có vấn đề về tiền gửi, phạt vi phạm, bồi thường với công ty gửi.
  • Khi cảm thấy có hành vi phạm Luật Thực tập kỹ thuật tại nơi thực tập.
  • Khi không thể tiếp tục thực tập do tình hình kinh doanh của nơi thực tập mà không được sự giúp đỡ của Đơn vị quản lý tìm nơi thực tập mới.
  • Khi có nguyện vọng thay đổi nơi thực tập, chuyển sang chương trình thực tập kỹ năng lần 3 nhưng đơn vị quản lý không hỗ trợ tìm nơi thực tập mới.
  • Khi có vấn đề chưa hiểu về Chế độ thực tập kỹ năng.
  • Khi bạn không biết tư vấn các vấn đề về Luật và Chế độ Nhật Bản ở đâu.
  • Bị đánh đập, xúc phạm, ảnh hưởng đến tinh thần,…
  • Bị sa thải trong thời gian nghỉ do tai nạn lao động hoặc không nhận được trợ cấp tai nạn lao động.
  • Không được thông báo chính xác về điều kiện làm việc, tiền lương, ngày nghỉ trong hợp đồng, v.v.

Cách thức liên hệ với tổ chức OTIT Nhật Bản?

Để liên hệ với tổ chức OTIT Nhật Bản bạn có thể dùng một trong hai cách sau: số điện thoại hoặc tra cứu văn phòng hỗ trợ tại địa phương.

Số điện thoại liên hệ:

  • Số điện thoại: 0120-250-168 (miễn phí gọi)
  • Thời gian làm việc: Thứ 2, Thứ 4, Thứ 6 / 11:00 - 19:00

Trường hợp gọi ngoài Thứ 2, Thứ 4, Thứ 6 (11:00 ~ 19:00) vui lòng để lại tin nhắn đến máy trả lời tự động. Về nội dung tư vấn cần giải đáp sẽ được giải quyết vào ngày tư vấn gần nhất sau ngày nhận cuộc gọi.

Tổ chức OTIT Nhật Bản đóng vai trò rất quan trọng giúp đảm bảo quyền lợi của các thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản. Vì vậy, người lao động có ý định đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cần ghi nhớ thông tin liên hệ của tổ chức này phòng khi gặp khó khăn, cần giúp đỡ.